Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Giải đáp: Bà bầu ăn quả dứa được không?

    0

    Cập nhật vào 23/04

    Bà bầu ăn quả dứa được không? đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu. Quả dứa là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải phải ai cũng ăn được quả dứa. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho thắc mắc ở trên đây.

    Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của quả dứa và cũng như đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu ăn quả dứa được không?”.

    Quả dứa có lợi ích gì?

    Dứa là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C và một lượng lớn khoáng chất. Vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho các mẹ bầu. Chất bromelain giúp bà mẹ chống lại triệu chứng cảm lạnh cũng như đau họng, nhứt đầu thông thường.

    Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Lượng mangan này có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.

    Dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Ngoài ra, bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

    Dứa còn chứa nhiều dưỡng chất khác như folate, đồng, sắt, magie, vitamin B6 rất tốt cho cơ thể của các mẹ bầu. Thế nên dứa là loại quả rất tốt cho các mẹ mang thai.

    Bà bầu ăn quả dứa được không?

    Vậy “Bà bầu ăn quả dứa được không”, câu trả lời là có. Bà bầu ăn dứa đều đặn với mức độ vừa phải sẽ mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như :

    • Ngăn ngừa tăng huyết áp.
    • Hỗ trợ tim mạch.
    • Ngăn ngừa táo bón.
    • Phòng ngừa lão hóa sớm.
    • Giảm sưng, bầm tím và nhanh lành vết thương nhờ tính kháng viêm.
    • Phòng chống bệnh hen suyễn.
    • Ngăn ngừa ung thư.
    • Làm đẹp.

    Ngoài ra, các bạn muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Mời các bạn tham khảo thêm tại: dinh dưỡng cho bà bầu.

    Bà bầu ăn quả dứa được không 1

    Bầu nên ăn dứa từ tuần bao nhiêu?

    Như đã biết, dứa là loại quả tuyệt vời chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi. Thế nhưng trong dứa có chứa bromelain, mặc dù lượng bromelain không đáng kể. Nhưng nếu dùng không đúng thời điểm thì lượng bromelain này gây kích thích và co thắt cổ tử cung. Đặc biệt, dứa xanh có tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi mang bầu những tháng đầu ăn khoảng 7 quả/ngày dứa xanh dễ khiến sảy thai.

    Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa sẽ không tốt cho thai phụ. Từ tuần 38 trở đi các mẹ bầu có thể ăn dứa nhiều hơn một chút để việc sinh đẻ được dễ dàng. Lúc này, enzyme bromelain trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung của thai phụ, hỗ trợ cho việc sinh em bé được dễ dàng hơn.

    Ngoài ra, các bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc bà bầu. Mời các bạn tham khảo thêm tại: sức khỏe bà bầu.

    Cách ăn dứa vừa tốt lại vừa an toàn

    -Cách lựa chọn dứa ngon.

    Nên chọn quả dứa lành lặn, không bị bầm dập hoặc có những vết sâu, vết đốm. Lá dứa trên đỉnh đầu còn xanh tươi.

    -Cách ăn dứa tốt.

    Dứa cần phải ăn lúc chín là tốt nhất, tránh chín quá vì đường đã lên men. Dứa cần được bảo quản trong tủ lạnh dù chưa hoặc đã gọt vỏ. Chỉ nên ăn 1-2 quả dứa/ ngày là đủ, tránh ăn sau khi ăn no.

    -Các món ăn từ dứa.

    Bạn có thể chỉ cần thái thành các miếng dứa nhỏ rồi ăn nó như một món ăn vặt. Hoặc có thể ép thành nước, trộn salad với rau thịt, xay sinh tố với sữa chua và hoa quả khác hoặc xào nấu canh, làm bánh,…đều được.

    Một số lưu ý khi ăn dứa

    Dứa nên ăn với số lượng vừa phải. Việc ăn quá nhiều dứa trong một ngày sẽ bổ sung quá tải lượng vitamin C cần thiết gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng.

    Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn dứa chín, tuyệt đối không được sử dụng dứa xanh. Bởi trong dứa xanh có những hợp chất dễ gây ngộ độc, hoặc tiêu chảy không tốt cho bà bầu.

    Khi ăn dứa nhớ gọt sạch phần vỏ bên ngoài, tránh tình trạng để xót mắt dứa, gây dị ứng phát ban, rát lưỡi.

    Khi ăn dứa các mẹ nhớ bỏ phần lõi dứa, bởi chúng có thể hình thành búi sơ ở thành ruột không tốt cho sức khoẻ.

    Xem thêm:

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.