Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bà bầu bị ho kiêng ăn gì để không ảnh hưởng đến con?

    0

    Cập nhật vào 03/12

    Có những loại thực phẩm khi bị ho bà bầu nên hạn chế hoặc kiêng ăn để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Có những loại mọi người nghĩ tốt nhưng thực chất không tốt chút nào.

    1. Nguyên nhân các bà bầu thường hay bị ho

    Một số nguyên nhân khiến bà bầu thường hay bị họ như sau:

    • Nồng độ estrogen tăng cao: Khi đó, lượng máu tăng trên toàn cơ thể dẫn đến tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu bà bầu không được điều trị kịp thời thì đây là cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm cúm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm).
    • Sức đề kháng giảm: Khi mang thai sự thay đổi nội tiết cũng làm sức đề kháng kém hơn trước.Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ bị ho tăng cao.
    • Dạ dày trào ngược: Việc tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
    • Do cảm lạnh: Khi mang thai, nếu không được giữ ấm bà bầu sẽ dễ bị nhiễm lạnh, kèm theo đó sẽ là triệu chứng ho.

    2. Bà bầu bị ho nhiều có ảnh hưởng xấu đến thai nhi ko?

    Ho là một phản xạ sinh lý của cơ thể nhằm tống các dị vật như đờm, dịch… ra ngoài. Tuy nhiên, mỗi lần ho dù nặng hay nhẹ cả cơ thể mẹ đều di chuyển làm cho thai nhi trong bụng di chuyển theo, nhất là những cơn ho mạnh và kéo dài có thể làm bà bầu có cảm giác như bụng bị căng cứng lại.

    Bà bầu bị ho nặng có thể tác động đến tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi
    Bà bầu bị ho nặng có thể tác động đến tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi

    Khi ho nhiều sẽ tác động tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,…Nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì lúc nào bé chưa phát triển ổn định.

    Không chỉ ảnh hưởng tới thai, việc ho nhiều cũng khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Vào cuối thai kiểm soát, rất khó chịu. Do vậy, chị em mang bầu khi bị ho, tùy vào mức độ, nguyên nhân bị ho cần điều trị, tránh để kéo dài gây biến chứng nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

    3. Bà bầu bị ho kiêng ăn gì?

    Khi bị ho, để tránh tình trạng bệnh nặng thêm, bà bầu cần kiêng ăn mốt số loại thực phẩm sau đây:

    Quýt

    Bà bầu bị ho thường ăn vỏ quýt có thể chữa cơn ho, long đờm nhưng các múi quýt lại chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho ngày càng nặng thêm.

    Đậu phộng (lạc), hạt dưa, socola

    Bà bầu nên tránh ăn các loại hạt đậu, lạc, sô-cô-la
    Bà bầu nên tránh ăn các loại hạt đậu, lạc, sô-cô-la

    Bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm, thức ăn làm từ đậu phộng hay các món ăn chứa đậu phộng. Như đã biết thì bị ho với người bình thường đã phải kiêng hạt dưa vì vậy nên đối với bà bầu cũng không có gì lạ. Mẹ bầu bị ho nên tránh ăn hạt dưa và điều đặc biệt là 3 loại thức ăn trên đều chứa dầu và một số chất khác khiến lượng đờm trong cổ mẹ tăng lên khiến tình trạng ho ngày một tăng lên.

    Dừa, mía

    Dừa và mía là 2 loại thực phẩm khi bị ho bà bầu cũng nên kiêng. Tuy nước dừa và mía có nhiều lợi ích cho bà bầu và có tính mát cho cơ thể nhưng trong giai đoạn bị ho, tính lạnh, làm mát đó nếu mẹ sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và ảnh hưởng thai nhi.

    Cá, Cua, Tôm

    Bà bầu bị ho nên tuyệt đối tránh ăn: cá, cua, tôm bởi 3 lại thực phẩm này khiến mẹ bầu bị nặng hơn. Bởi vì, khi bị ho cơ thể mẹ, đặc biệt là hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi mùi tanh của cá và lạnh của hải sản, tôm, cua.

    Khói thuốc

    Không chỉ khi bị ho mà mọi lúc bà bầu cũng nên tránh khỏi thuốc lá, thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới phổi, hệ hô hấp, thanh quản nên khi bị ho hoặc trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh thuốc lá và những nơi có khói thuốc.

    Bà bầu nên tránh những nơi có nhiều khói thuốc
    Bà bầu nên tránh những nơi có nhiều khói thuốc

    Với những chất độc, chất gây ung thư thì thuốc lá khiến suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh gây ảnh hưởng tới thai nhi và đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai nhi dễ bị dị tật…

    Đồ ngọt

    Một số loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi bị ho như: cá muối, thịt xông khói, các loại thực phẩm có chứa lượng muối cao, thực phẩm có tính mặn. Ngoài ra các loại thực phẩm ngọt, vị đậm thường có tính nóng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng làm cho các cơn ho ngày một tăng thêm.

    Thực phẩm chiên rán

    Khi bà bầu bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

    Tham khảo thêm Bà bầu bị ho nên ăn gì

    4. Ngoài kiêng ăn thì bà bầu bị ho còn chú ý gì khác?

    Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn, bà bầu khi bị ho muốn nhanh khỏi cần hạn chế những việc như sau:

    • Không nên thức khuya, vận động, làm việc nặng quá sức.
    • Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.
    • Không thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp sạch sẽ khi vừa đi ngoài đường về nhà.
    • Không mặc đủ áo ấm, để cơ thể nhiễm lạnh.
    • Tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
    • Khi các triệu chứng bệnh trở nặng, không đi khám bác sĩ mà vẫn tiếp tục sử dụng các bài thuốc dân gian.

    5. Bà bầu cần làm gì để cải thiện tình trạng ho?

    Để cải thiện tình trạng ho, ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian, kiêng ăn các loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nặng. Bà bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh (ăn những thực phẩm tốt), thói quen sinh hoạt khoa học.

    Có chế độ ăn khoa học

    Quất xanh, mật ong: Quất có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Mật ong vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

    Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội so với dextromethorphan. Các bà bầu mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả). Ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé). Sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì “nhấm nháp” vài thìa nhỏ, ăn 1 ngày vài lần sẽ đỡ ho hiệu quả.

    Chanh: Pha một ly trà ấm pha chút mật ong và thêm vài lát chanh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay. Hay bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả.

    Nho cũng là thực phẩm giảm ho hiệu quả
    Nho cũng là thực phẩm giảm ho hiệu quả

    Nho: Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

    Chế độ nghỉ ngơi khoa học

    Mẹ bầu bị ho thường rất mệt mỏi vì vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người. Sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.

    • Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.
    • Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể chuyển sang ăn các món ăn dạng nước như cháo, súp, hầm… vừa dễ nuốt lại tốt cho hệ tiêu hóa.
    • Bà bầu bị ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao… nên không thể coi thường.

    Sử dụng thuốc

    Ngoài ra, nếu không chữa khỏi nhanh, tình trạng bệnh trở nặng có thể dẫn đến viêm thanh quản. Khi đó, cần phải sử dụng thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đề bệnh nhanh khỏi hơn.

    Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên vì nó lành tính, an toàn hơn đối với sức khỏe của cả mẹ và con. Hiện nay có nhiều loại sản phẩm hỗ trợ điều trị ho cho bà bầu trên thị trường, xuất xứ tự nhiên.

    Lưu ý: Những loại thuốc hay thực phẩm chức năng khi sử dụng, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc vì thành phần tác dược của một số thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

    Góc quảng cáo:

    Tuy loại thuốc này không thân thiện với mẹ bầu và cho con bú, nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo Pharysol cho các thành viên trong gia đình của mình.

    Pharysol là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho hiệu quả
    Pharysol là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho hiệu quả

    Pharysol là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hiệu quả. Các thành phần đều gồm những dược liệu quý 100% thiên nhiên và được sản xuất theo công nghệ từ Mỹ. Sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép. Bà bầu nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ trước khi có quyết định nên hay không nên sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi. Mẹ bầu có thể giới thiệu cho người thân bị ho để có thể mau chóng khỏi bệnh. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Pharysol tại https://pharysol.vn.

    6. Cách phòng tránh để bà bầu không bị ho

    Câu nói phòng bệnh hơn chữa bệnh trở nên thiết thực hơn bao giờ hết khi mẹ bầu mang thai. Việc tự ý sử dụng những loại thuốc không phù hợp để trị ho cho bà bầu có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Do vậy, bạn cần phải chú ý tăng cường hàng rào đề kháng cho bản thân để bảo vệ cả mẹ lẫn con. Một số gợi ý cho bạn là:

    • Uống vitamin tổng hợp: Đôi lúc chế độ ăn uống có thể không có tác dụng đủ nhanh để ngăn ngừa bệnh tật. Trong trường hợp này, hãy bổ sung thêm vitamin tổng hợp, đặc biệt là sắt, nhằm cung cấp cho cơ thể các khoáng chất cần thiết và tăng cường hệ thống miễn dịch.
    • Bổ sung lợi khuẩn: Probiotic hoặc lợi khuẩn giúp tăng khả năng miễn dịch của cả mẹ bầu lẫn thai, giúp hạn chế nguy cơ bé yêu mắc phải bệnh hen suyễn và dị ứng trong tương lai.
    • Ngủ đủ giấc: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Hơn thế nữa, việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, trong lúc ngủ, những bất ổn về thể chất hoặc cảm xúc sẽ được điều chỉnh, cải thiện. Do đó, hãy cố gắng thư giãn cũng như sắp xếp thời gian ngủ sao cho hợp lý nhất để nâng cao sức khỏe bạn nhé.

    Bị bệnh khi mang thai nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi thấy tình trạng bệnh ho trở nặng, ho nhiều, liên tục, có nhiều đờm hay gây khó thở thì đừng chủ quan mà hãy đến bệnh viện khám để được điều trị tốt nhất.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.