Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khoa học nhất

    0

    Cập nhật vào 17/02

    Những người sắp được làm cha, mẹ hẳn là đều rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu. Bởi mẹ bầu có sức khỏe tốt thì em bé trong bụng cũng mới phát triển tốt được.

    Ăn gì tốt cho bà bầu? Cách chăm sóc sức khỏe bà bầu khoa học nhất?… là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm và thắc mắc. Để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và em bé trong suốt thai kỳ của mình, các bạn có thể tham khảo những hướng dẫn dưới đây:

    1. Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu

    Chế độ dinh dưỡng:

    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

    Do ảnh hưởng của hiện tượng “ốm nghén” nên để đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, bà bầu cần chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Có thể ăn những thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng… để hạn chế tình trạng ốm nghén. Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ.

    Trong giai đoạn đầu này, bà bầu cũng nên lưu ý đến những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

    Chế độ sinh hoạt:

    Sẽ có rất nhiều mệt mỏi và áp lực đặt lên các mẹ trong thời gian này, do đó hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.

    Nếu phải đi làm việc xa hoặc môi trường làm việc không tốt, bà bầu cần suy nghĩ kỹ lưỡng về việc này tránh ảnh hưởng đến bản thân và em bé.

    Có thể đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, đồng thời cũng giúp tăng cường oxy cho bào thai.

    Thay đổi tính tình, nếu bà bầu cảm thấy tính tình bị thay đổi thất thường, hãy trao đổi với chồng để anh ấy thông cảm và sẻ chia nhé.

    Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khoa học nhất
    Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khoa học nhất

    2. Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

    Chế độ dinh dưỡng:

    Trong giai đoạn 3 tháng giữa mang thai, cân nặng hợp lý cho bà bầu là tăng từ khoảng 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

    – Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
    – Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
    – Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
    – Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

    Cơ thể cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn. Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ 1,5 lít nước/ ngày thì chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng giữa đòi hỏi người mẹ phải cung cấp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước rất quan trọng để cân bằng lượng ối trong cơ thể mẹ tương đồng với sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng bà bầu cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

    Chế độ sinh hoạt:

    Khi bụng bắt đầu to lên, bà bầu đừng cố mặc đồ chật, hãy chuẩn bị sắm đồ đạc rộng hơn.
    Hãy tập thể dục đều đặn ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe, có thể tham dự một lớp thể dục tiền sản phù hợp. Bà bầu cũng có thể tự tập bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đạp xe tại chổ.
    Trong thời gian này, bà bầu có thể mắc một số bệnh như khó tiêu, táo bón… Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu thấy những biểu hiện khác lạ của cơ thể cần đi khám để tránh nguy hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

    Do bụng nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.

    3. Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối

    Chế độ dinh dưỡng:

    Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất…Trong đó:

    – Chất đạm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
    – Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ…
    – Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, khoai tây…
    – Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi
    – Sắt có nhiều trong các cây rau màu xanh thẫm, gan, thận, tim lơn…
    – Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm con, tép, cua…

    Đảm bảo đủ nước uống: uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
    Chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.
    Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh.

    Chế độ sinh hoạt:

    Vào những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, chuẩn bị cho những ngày sinh sắp tới.

    Hãy nghỉ ngơi hàng ngày với chân gác cao, tốt nhất là nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp bà bầu tăng cường sức chịu đựng của bạn đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau.

    Bà bầu nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn.
    Để sinh ra một em bé khỏe mạnh, thông minh, mẹ bầu nên hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu, hãy hạn chế làm việc nặng, công việc khiến mẹ suy nghĩ nhiều và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Mẹ nên biết rằng cảm xúc của mẹ trong thai kỳ như thế nào, em bé sau này cũng đúng như thế.

    Trong tháng cuối, không nên quan hệ tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non.
    Khi gần đến ngày dự sinh, bà bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết cho em bé lúc ra đời. Trong những tháng cuối cùng, thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh, đòi hỏi mẹ càng phải chú ý tới ăn uống và những hoạt động của mình. Không nên “tham công tiếc việc”, làm cố cho đến sát ngày sinh, vừa có hại cho thai, vừa không đảm bảo an toàn khi xảy ra chuyển dạ.

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.