Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Thịt vịt có tốt cho bà bầu không, có nên ăn không?

    0

    Cập nhật vào 07/01

    Mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm mà bạn phải thật cẩn thận tìm hiểu về mọi loại thực phẩm mà mình ăn vào hàng ngày để không gây hại cho thai nhi. Vậy thịt vịt có phải là thực phẩm mà bà bầu nên ăn hay không?

    1. Thành phần dinh dưỡng của thịt vịt

    Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotinic… rất cao. Đây đều là các chất có lợi cho sức khỏe con người.

    Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt.

    Thịt vịt
    Thịt vịt

    Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần.

    2. Mẹ bầu có ăn được thịt vịt không?

    Câu trả lời là có. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn này miễn là bạn chế biến cẩn thận.

    Ăn thịt vịt giúp bổ sung dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi. Thịt vịt cũng rất dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, giúp các bà bầu thay đổi khẩu vị đồng thời đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

    Bà bầu có thể ăn thịt vịt
    Bà bầu có thể ăn thịt vịt

    3. Lợi ích của thịt vịt đối với bà bầu

    Cung cấp những protein cần thiết

    Thịt vịt cung cấp nhiều protein có ích cho quá trình mang thai, bao gồm tất cả các loại axit amin cần thiết mà cơ thể cần. Mỗi 70g thịt vịt chứa khoảng 18g protein. Lượng protein này sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, nó còn giúp duy trì một làn da khỏe mạnh và rất tốt cho sức khỏe của thai nhi.

    Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

    Thịt vịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. 100g thịt vịt chứa khoảng 1,9mg kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt hoạt động của các enzyme. Điều này rất cần thiết để quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thời gian mang thai.

    Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

    Thịt vịt chứa hàm lượng selen rất cao. 100g thịt vịt chứa khoảng 14mg selen. Selen đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh một số chức năng của các enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, khoáng chất này cũng giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp nên hạn chế nguy cơ mắc phải các vấn đề về tuyến giáp trong thai kỳ.

    Cải thiện hệ thần kinh

    Thịt vịt rất giàu vitamin B5 và B12. 100g thịt vịt chứa khoảng 1,6mg vitamin B5 và 0,4mg vitamin B12. Cả hai loại vitamin này đều giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh trong thai kỳ. Vitamin B5 giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi vitamin B12 lại cung cấp cho bạn sự bảo vệ tốt nhất để tránh tình trạng tổn thương dây thần kinh khi mang thai cũng như ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

    Tăng tế bào hồng cầu

    Cơ thể bạn cần rất nhiều tế bào hồng cầu trong thời gian mang thai để đảm bảo bạn và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thịt vịt rất giàu chất sắt, điều này giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu. Vì vậy, ăn nhiều thịt vịt trong thời gian mang thai giúp tăng tế bào hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.

    4. Bà bầu nên ăn thịt vịt như thế nào?

    Thịt vịt có tính hàn nên dù nó rất tốt nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và ăn quá thường xuyên. Tính hàn của thịt vịt có thể khiến mẹ bị đau bụng và rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi nếu mẹ ăn nhiều.

    Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau khi ăn thịt vịt:

    • Bạn nên nấu thịt vịt ít nhất là 80°C trước khi ăn trong thời gian mang thai. Bạn nên tránh ăn thịt vịt khi chưa được nấu chín vì điều này có thể khiến bạn bị nhiễm một số vi khuẩn có hại dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.
    • Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt vịt nếu bạn dễ bị dị ứng.
    • Nếu thai phụ vừa bị cảm chưa khỏi hẳn thì cũng không nên ăn thịt vịt vì loại thực phẩm này có tính hàn không tốt cho người đang bị bệnh. Nên đợi bệnh khỏi hẳn rồi mới dùng thịt vịt để bồi bổ lại sức khỏe là tốt nhất.
    • Không nên ăn chung trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu hay mận.
    • Tuyệt đối không chế biến trứng vịt cùng tỏi vì đây là một món rất độc, dù là có mang thai hay không thì cũng đừng nên ăn.
    • Tuyệt đối không nên ăn thịt vịt với mộc nhĩ, quả óc chó, cháo đậu hay thịt ba ba trong giai đoạn mang thai. Thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, còn thịt vịt lại chứa nhiều đạm nên khi được hấp thu cùng lúc thì rất dễ dẫn tới biến chất đạm và làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai nguyên liệu này. Mộc nhĩ đen có thể khiến cho tử cung co bóp, thu hẹp và dẫn đến sảy thai bất kỳ lúc nào.
    Một số cách chế biến thịt vịt ngon cho mẹ bầu tham khảo
    Một số cách chế biến thịt vịt ngon cho mẹ bầu tham khảo

    Tuy thịt vịt là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ, mẹ vẫn cần phải ăn điều độ, không ăn quá nhiều và nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đề phòng dị ứng.

    Xem thêm:

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.