Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bà bầu bị ho nên ăn gì để nhanh khỏi?

    0

    Cập nhật vào 03/12

    Khi mang thai, dù bị bệnh bà bầu cũng đều được khuyên nên hạn chế dùng thuốc. Thay vào đó là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh. Vậy bà bầu bị ho nên ăn gì để nhanh khỏi?

    1. Những nguyên nhân khiến bà bầu thường bị ho

    Ho có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như ho do viêm mũi xoang, ho do viêm họng, viêm thanh quản, ho do các bệnh lý của phổi,… Tế bào nguyên nhân gây ho mà ta có cách trị ho cho bà bầu tương ứng:

    • Nhiễm virus: Có thể xảy ra bởi vì hệ thống miễn dịch của mẹ khi mang thai đang bận rộn bảo vệ thai nhi, điều đó làm cho mẹ dễ bị mắc bệnh.
    • Ho do chứng bệnh dạ dày thực quản trào ngược: Khi tử cung lớn dần gây áp lực lên ổ bụng, dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
    • Dị ứng: Nếu mẹ có cơ địa bị dị ứng, chất kích thích trong không khí có thể ảnh hưởng đến đường thở của mẹ và gây ho.
    • Hen suyễn: Mẹ có tiền sử hen suyễn trước đây, thời gian mang thai có thể là yếu tố thuận lợi bộc phát cơn hen với biểu hiện ho khò khè, khó thở thì thở ra.
    • Thay đổi hormone: Lượng estrogen trong thời gian mang thai kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, làm cho chất nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng, kể cả ở dịch âm đạo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đờm nhiều khi mang thai. Đờm tích tụ ở cổ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.
    • Cảm lạnh hoặc cúm: Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.
    • Hệ miễn dịch yếu: Khi mang thai, hệ miễn dịch của bạn không còn khỏe mạnh như trước kia. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các tình trạng nhiễm trùng dễ dàng xảy ra.
    • Ô nhiễm không khí: Tình trạng ô nhiễm không khí, khói, bụi và khí gas có thể gây ho ở phụ nữ mang thai.

    2. Bà bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    Nhiều phụ nữ lo lắng liệu ho trong khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi hay không, đặc biệt khi triệu chứng ho kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Vấn đề này tùy thuộc vào sức đề kháng, nguyên nhân gây bệnh và trình trạng cơ thể mẹ.

    Ảnh hưởng của bệnh ho đối với mẹ

    Mất ngủ và són tiểu: Ho trong khi mang thai có thể gây ra sự khó chịu, nếu mẹ ho quá nhiều trong thời kỳ mang thai gây mất ngủ và gây ra són tiểu.

    Ho có thể khiến bà bầu bị stress
    Ho có thể khiến bà bầu bị stress

    Stress: Phụ nữ mang thai thường trải qua một số căng thẳng trong thời kỳ mang thai bình thường. Nhưng quá nhiều căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ mang thai có khuynh hướng căng thẳng hơn ngay với những thứ nhỏ nhất, kể cả ho.

    Ảnh hưởng của bệnh ho đối với thai nhi

    Nhiễm trùng: Khi mẹ ho do virus cúm, vi trùng khác có độc lực cao, nếu không trị có thể gây ra vấn đề cho mẹ và cho thai nhi. Chẳng hạn virus cúm, virus rubella,.. có thể gây sinh non, sẩy thai, dị tật thai nhi,…

    Dinh dưỡng xấu đi: Khi mẹ mang thai, mẹ cần phải ăn một bữa ăn lành mạnh và cân bằng. Nhưng khi mẹ bị ho, mẹ có thể gặp khó khăn khi ăn và gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho thai nhi.

    Khi mang thai hạn chế dùng thuốc, do đó để điều trị bệnh các bà bầu thường sử dụng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc này là sự kết hợp từ những nguyên liệu tự nhiên có trong cuộc sống hàng ngày, lành tính, không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và con.

    Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn cần được chú ý, đặc biệt là khi bị ho. Có những thực phẩm hỗ trợ điều trị ho rất tốt, đẩy lùi cơn ho, giảm triệu chứng ho. Bạn có thể tham khảo thông tin trong phần 3 dưới đây.

    3. Bà bầu bị ho nên ăn gì tốt nhất?

    Ăn tỏi có thể giúp tình trạng bệnh ho nhanh chóng thuyên giảm
    Ăn tỏi có thể giúp tình trạng bệnh ho nhanh chóng thuyên giảm

    Ăn tỏi: Không phải bà bầu nào cũng thích mùi tỏi, nhưng nếu có thể bạn chỉ cần gia giảm một chút gia vị tỏi trong bữa ăn hàng ngày khi bị ho, viêm họng hay cảm cúm sẽ thấy tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

    Nước ép củ cải tươi làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả
    Nước ép củ cải tươi làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả

    Nước củ cải: Bạn có thể luộc hoặc ép củ cải tươi lấy nước uống. Củ cải có công dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi, làm dịu cổ họng trong trường hợp bà bầu bị ho khan rất hiệu quả.

    Quất (trái tắc): thái lát mỏng từ 3 – 4 quả, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê.

    Quả nho: Nho cũng là một loại quả tốt để trị ho. Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp các mẹ làm nhẹ bớt những cơn ho khan.

    Quả ổi: Lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay sau đó. Các mẹ có thể ăn 1 quả mỗi ngày, ăn liền trong 3- 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.

    Chanh muối giúp giảm ho cho bà bầu
    Chanh muối giúp giảm ho cho bà bầu

    Uống nước chanh muối hoặc chanh đào mật ong: Những loại nước này sẽ sát trùng, làm dịu và thông cổ họng, giúp “đánh bay” tình trạng ho ngứa cổ, rát họng rất phù hợp với mẹ bầu.Quả khế: Vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc Tây. Các mẹ có thể cắt lát khế vừa ăn kèm với ít muối sẽ giúp cơn ho dịu lại.

    Quả mâm xôi: Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi. Nhờ đó mà cơn ho giảm dần cùng với mau hết cảm khi bầu bí.

    Trà gừng mật ong giúp giảm ho hiệu quả
    Trà gừng mật ong giúp giảm ho hiệu quả

    Trà gừng mật ong: Gừng vừa giúp mẹ bầu giảm buồn nôn hiệu quả lại có tác dụng chống viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp. Một tách trà gừng ấm pha thêm thìa mật ong sẽ giúp bà bầu bị ho ngứa cổ nhanh chóng thấy dễ chịu.

    Quả lê: Lê sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy là một phương thuốc trị ho hiệu quả. Các mẹ bầu hãy làm như trên và ăn để trị ho nhé.

    4. Bà bầu bị ho nên kiêng gì?

    Bà bầu cũng nên tránh xa những thực phẩm dưới đây nếu không muốn tình trạng bệnh nặng thêm.

    Thực phẩm lạnh: Mẹ bầu bị ho, cảm không nên ăn thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh mà chưa giã đông hoặc làm nóng. Trong Đông y, cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Lúc này, bạn ăn uống các thực phẩm lạnh dễ làm tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho, cảm, ngạt mũi nặng hơn. Bên cạnh đó, các chứng viêm cũng liên quan đến tỳ. Khi ăn thực phẩm lạnh có thể gây tổn thương tỳ vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.

    Nhóm thực phẩm chứa dầu: Đậu phộng, hạt dưa… có thể làm tăng lượng đờm. Vì vậy, các mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này khi bị ho.

    Bà bầu nên hạn chế ăn đồ tanh
    Bà bầu nên hạn chế ăn đồ tanh

    Thực phẩm tanh: Mẹ bầu ăn cá, tôm, cua khi bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến ho nặng hơn.

    Đồ ngọt, mặn: Hàng ngày, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn.

    Thực phẩm chiên rán: Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Nếu bạn ăn thực phẩm chiên xào có thể tăng gánh nặng cho dạ dày, khó tiêu, từ đó dịch đờm tiết ra nhiều hơn và bệnh ho càng dai dẳng.

    Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm khác mà bà bầu nên hạn chế ăn khi bị ho. Tìm hiểu chi tiết trong bài Bà bầu bị ho không nên kiêng ăn gì.

    5. Một số biện pháp khác để cải thiện cơn ho ở bà bầu

    Mỗi nguyên nhân gây ho sẽ có cách điều trị riêng. Ngoài ra chế độ ăn uống, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp khác để hỗ trợ cải thiện cơn ho.

    Nếu mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc ho khan thông thường, hãy thử các cách trị ho cho bà bầu như sau:

    • Nghỉ ngơi nhiều hơn: như thư giãn, ngủ trưa, ngủ đủ giấc trong đêm và đừng thức khuya. Đây là những cách tuyệt vời để cơ thể mẹ sớm hồi phục.
    • Uống nhiều chất lỏng: Uống nước, nước trái cây để bổ sung chất lỏng cần thiết cho cơ thể.
    • Chế độ dinh dưỡng: ngay cả khi mẹ không thể ăn nhiều trong bữa ăn hãy nên thường xuyên ăn những bữa nhỏ.

    Nếu dị ứng là nguyên nhân gây ho, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp để tránh xa các chất gây dị ứng tiềm ẩn.

    • Không nên dùng các loại nước hoa để tránh bị dị ứng bởi các thành phần của nó.
    • Hạn chế đến những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi.
    • Luôn đeo khẩu trang khi ra đường.
    • Khi đi từ ngoài về nhà cần thực hiện các biện pháp vệ sinh đường hô hấp.

    Để thoải mái, điều quan trọng là mẹ phải điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh hoặc ho hay sổ mũi. Các biện pháp tự nhiên có thể làm dịu đi các triệu chứng khó chịu như:

    • Giảm nghẹt mũi: Đặt một máy làm ẩm trong phòng, giữ đầu cao hơn bằng cách kê gối cao trong khi nghỉ ngơi, hoặc sử dụng băng dán thông mũi.
    • Giảm triệu chứng đau họng: Uống trà ấm, hoặc súc miệng với nước muối pha với nồng độ 0.9% ấm.

    Một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để trị ho là sử dụng các thực phẩm chức năng. Có nhiều loại thuốc có chiết xuất từ các loại thảo dược rất lành tính và an toàn, ít khi có tác dụng phụ hay dị ứng cho người sử dụng.

    Trong trường hợp bạn bị ho nặng và tình trạng này khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể đi khám hoặc sử dụng thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

    Góc quảng cáo:

    Nếu những thành viên khác trong gia đình bạn cũng đang bị ho mà chưa khắc phục được, bạn có thể tham khảo thuốc Pharysol cho gia đình của mình. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc trong việc sử dụng thuốc, tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

    Pharysol là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ho, chữa viêm họng, viêm phế quản viêm amidan được sản xuất từ các loại thảo dược quý như xạ can huyền sâm, bảy lá một hoa, kim ngân hoa, bồ công anh,…theo bản quyền công nghệ Fuma Natural (Mỹ) và được Bộ y tế cấp phép.

    Pharysol hỗ trợ giảm ho, đẩy lùi các triệu chứng gây ho, làm sạch đờm, thanh nhiệt giải độc, tái tạo và bảo vệ niêm mạc họng. Khi sử dụng các triệu chứng bệnh sẽ giảm sau 3-7 ngày.

    Uống Pharysol sau 3-7 ngày triệu chứng ho sẽ thuyên giảm
    Uống Pharysol sau 3-7 ngày triệu chứng ho sẽ thuyên giảm

    Ngoài phụ nữ mang thai và cho con bú, những người khác đều có thể sử dụng Pharysol để điều trị ho. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về loại thuốc này tại pharysol.vn.

    Cuối cùng, dù có cách điều trị nhưng tốt nhất các bà bầu nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để không bị ho, nhất là bị cảm cúm dẫn đến ho rất nguy hiểm với thai nhi. Cách đơn giản và quan trọng nhất là chú ý giữ ấm cho bà bầu để không bị nhiễm lạnh, nhất là vào mùa đông.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.