Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bà bầu nên ăn hạt gì tốt cho sự phát triển thai nhi?

    0

    Cập nhật vào 07/01

    Các loại hạt là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của não bộ và cơ thể. Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung những loại hạt gì để tốt cho con?

    1. Trong hạt có những chất dinh dưỡng gì tốt cho thai nhi?

    Trong thời gian mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và cơ thể thai nhi.

    Đặc biệt, trong thai kỳ bạn thường cảm thấy thèm ăn và nhanh đói hơn bình thường do cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để nuôi cả mẹ và con. Lúc này, hãy bỏ qua những thực phẩm không lành mạnh và thử thưởng thức các loại hạt. Chúng không chỉ thơm ngon, thích hợp làm đồ ăn vặt cho mẹ bầu mà còn rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều axit béo thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.

    Ăn một lượng hạt hợp lý mỗi ngày giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, sống khỏe mạnh mỗi ngày. Chúng là nguồn protein tuyệt vời, nguồn chất béo lành mạnh và nguồn carbohydrate vừa phải.

    Hơn thế nữa, ăn các loại hạt này hàng ngày giúp thai nhi thông minh hơn nhờ vào lượng omega-3, axit amin, magie, axit folic, kẽm và rất nhiều nguyên tố vi lượng khác. Một số lợi ích khác của hạt như chống dị tật ở thai nhi, ngăn ngừa dị ứng,… cũng được ghi nhận.

    2. Những loại hạt tốt cho thai nhi mẹ bầu nên ăn

    Hạt óc chó

    Thành phần dinh dưỡng

    Giá trị dinh dưỡng “vàng” của hạt óc chó giúp loại hạt này luôn nằm trong top danh xưng hot nhất “hạt trường thọ”, “hạt muôn tuổi”. Mẹ có thể ăn óc chó trong suốt 40 tuần thai kỳ sẽ giúp não bộ thai nhi phát triển.

    Hạt óc chó giàu omega-3, vitamin E, axit hữu cơ và phốt pho. Các nguyên tố vi lượng có trong hạt óc chó như kẽm, mangan, crom,… có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của bé ngay trong bụng mẹ.

    Nếu phụ nữ mang thai ăn loại hạt này trong một thời gian dài, em bé sinh ra sau này sẽ thông minh sáng dạ.

    Quả óc chó đứng đầu bảng trong danh sách các loại hạt mẹ bầu nên ăn
    Quả óc chó đứng đầu bảng trong danh sách các loại hạt mẹ bầu nên ăn

    Ăn hạt óc chó như thế nào?

    Các nhà dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ bầu chỉ nên ăn 3-6 quả óc chó mỗi ngày. Bạn có thể ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều được.

    Quả óc chó có vị thơm ngon, bùi ngậy nên rất dễ ăn như một món ăn vặt hoặc nêm nếm cùng các thực phẩm khác. Cách đơn giản nhất là bóc vỏ ăn luôn hạt hoặc nướng qua rồi ăn. Mẹ bầu ăn nên nhai kỹ, ăn từ từ để cảm nhận vị bùi, ngọt của quả óc chó cũng như giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.

    Ngoài óc chó nguyên chất, chị em có thể dễ dàng biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn từ óc chó như làm sữa óc chó, rắc trên bánh, kem, sinh tố hoa quả, trộn salad, nấu cháo… để thay đổi khẩu vị.

    Hạt hạnh nhân

    Thành phần dinh dưỡng

    Đây là loại hạt phổ biến nhất vì nó có hương vị nhẹ nhàng, dễ ăn.Hạnh nhân có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn so với các loại hạt khác.

    Một số nghiên cứu sơ bộ còn cho thấy hạnh nhân là món ăn nhẹ tốt cho tim của mẹ bầu. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu y tế thì việc bà bầu liên tiếp ăn hạt hạnh nhân trước, trong và sau thời giờ mang thai sẽ giúp đỡ cả mẹ và thai nhi có một trái tim khỏe mạnh. Bởi hạt hạnh nhân chứa thành phần lớn omega 3 có khả năng kiểm soát và khẳng định hàm lượng cholesterol xấu ở mức cho phép, đồng thời bảo an tim mạch và hệ tuần hoàn.

    Hạnh nhân là một nguồn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và giúp em bé thông minh hơn với omega-3. Bên cạnh đó, folate và axit folic trong hạnh nhân rất cần thiết cho mẹ bầu cũng như thai nhi nhằm ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, hạnh nhân chứa khá nhiều magiê giúp giảm nguy cơ sinh non và kích thích sự phát triển hệ thần kinh.

    Hạt hạnh nhân rất tốt cho mẹ và thai nhi
    Hạt hạnh nhân rất tốt cho mẹ và thai nhi

    Ăn hạt hạnh nhân như thế nào?

    Mỗi bà bầu trong một ngày chỉ nên ăn khoảng 30 gram hạt hạnh nhân tương đương với khoảng 20 hạt. Các bà bầu không nên ăn quá nhiều trong 1 lần và trong một ngày. Bạn có thể chia nhỏ thành những phần ăn khác nhau trong ngày để việc sử dụng hạt hạnh nhân tốt cho bà bầu.

    Đối với những người đã chán với cách ăn hạt hạnh nhân truyền thống thì có thể xay nhỏ thành bột hạnh nhân để làm salad, làm bánh hay sữa hạnh nhân. Có như vậy việc ăn lâu dài không gây cảm giác chán. Đây là một cách sử dụng hạt hạnh nhân tốt cho bà bầu.

    Hạt dẻ

    Thành phần dinh dưỡng

    Trong nghiên cứu theo hướng của Đông y thì hạt dẻ là loại hạt có vị ngọt và mang tính ấm, vào 3 kinh Tỳ, Vị và Thận. Nó có tác dụng bổ thận ích tích, giúp gân cốt khỏe mạnh, tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể, dưỡng vị ( nuôi dưỡng dạ dày khỏe mạnh), hoạt huyết và chỉ huyết (giúp cầm máu).

    Hạt dẻ không thể thiếu trong các loại hạt tốt cho bà bầu bởi nó chứa nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin có khả năng điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích thận đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Bà bầu ăn hạt dẻ thường xuyên sẽ có sức khỏe ổn định, cơ xương tốt. Ngoài ra, loại hạt này còn giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi khi mang thai.

    Hạt dẻ giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng
    Hạt dẻ giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng

    Ăn hạt dẻ như thế nào?

    Các mẹ lưu ý không nên ăn quá nhiều hạt dẻ tại một thời điểm. Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ (khoảng 10 hạt/ngày).

    Hạt sen

    Thành phần dinh dưỡng

    Là loại hạt thông dụng phổ biến, hạt sen được biết đến với nhiều công dụng như giúp an thần, giảm stress.

    Với phụ nữ mang thai hạt sen cung cấp dưỡng chất như protit, lipit, gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, C… Những hợp chất này đều rất tốt cho tâm trạng, thận, lá lách, sức khỏe tinh thần và tâm trí bà bầu và kích thích sự phát triển của hệ thần kinh và não của thai nhi, giúp bé yêu trong bụng thông minh hơn.

    Ăn hạt sen như thế nào?

    Với những mẹ ít thời gian, cách đơn giản nhất là hầm mềm hạt sen và ăn, uống nước mỗi ngày.

    Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc từ hạt sen giúp an thai, ngừa sảy thai hiệu nghiệm:

    • Cháo gạo nếp với hạt sen và rễ cây gai (cây gai thường trồng để lấy sợi) ăn mỗi tháng/ lần.
    • Cháo gạo tẻ, hạt sen nấu chung với gà mái đen.
    • Dùng hạt sen đã thông tâm, bỏ vỏ sao vàng lên cùng với củ mài (tỉ lệ 1kg hạt sen: 2kg củ mài khô), sau đó đem tán mịn cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày chỉ cần uống khoảng 10 thìa cà phê bột sen – củ mài, chia làm 2 lần vào lúc đói.
    Hạt sen là bài thuốc dân gian tuyệt vời cho mẹ bầu
    Hạt sen là bài thuốc dân gian tuyệt vời cho mẹ bầu

    Hạt chia

    Thành phần dinh dưỡng

    Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não của bé. Trong 100gr hạt chia chứa 19,3g omega-3, cao gấp 8 lần so với cá hồi và cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm giàu Omega-3 khác.

    Ngoài ra, hạt chia còn chứa hàm lượng axit folic khá cao. Axit này giúp phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi. Nó còn giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh hơn. Cùng với cá hồi thì hạt chia là bạn đồng hành tuyệt vời của bà bầu trong thai kỳ.

    Ăn hạt chia như thế nào?

    Đối với bà bầu, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1-2 thìa canh hạt chia, tương đường với 28g – 50 gr.

    Hạt chia có vị nhạt, dễ sử dụng tùy vào từng sở thích của từng người. Mẹ bầu có thể sử dụng hạt chia như một gia vị thêm vào món ăn để bổ sung dinh dưỡng khi mang thai.

    Để ăn hạt chia, bạn nên ngâm 2 thìa hạt chia vào 1 ly nước hoặc sữa tươi, sữa hạnh nhân, sữa mắc ca, sữa óc chó, sữa đậu nành,… Để 10-15 phút cho hạt chia hút nước và nở ra, có thể thêm chanh, mật ong cho dễ uống. Bạn không nên dùng đường.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến hạt chia với rất nhiều món ăn khác nhau để đổi khẩu vị như sữa chua, nước ép trái cây, canh hạt chia, salad hạt chia, dùng làm bánh hoặc nấu cháo,…

    Việc ngâm hạt chia là cách an toàn nhất để ăn, bởi vì tính hút nước của nó nếu bạn ăn hạt chia khô, hạt chia có thể khó đi hết vào dạ dày, hút nước ở cuống họng gây tắc nghẽn hô hấp.

    Hạt chia được mệnh danh là siêu thực phẩm cho phụ nữ mang thai
    Hạt chia được mệnh danh là siêu thực phẩm cho phụ nữ mang thai

    Hạt đậu phộng

    Thành phần dinh dưỡng

    Trong đậu phộng (hạt lạc) có hơn 10 loại axit amin khác nhau mà mẹ bầu cần trong suốt thai kỳ. Hàm lượng lớn protein và lipit, đặc biệt là hàm lượng axit béo không bão hòa rất cao.

    Nó giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy. Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng còn cao hơn cả lương thực và có thể sánh ngang với các loại thực phẩm đắt tiền như thịt, sữa, trứng

    Ăn như thế nào?

    Đậu phộng chứa 40% là chất béo nên nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị đầy bụng khó tiêu. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ làm mẹ bị táo bón. Một nhúm đậu nhỏ mỗi ngày là số lượng hợp lý cho mẹ rồi nhé!

    Bạn nên luộc hoặc nấu cháo và tránh ăn đậu phộng chiên. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn cần cẩn thận khi sử dụng loại hạt này nhé.

    Khi ăn đậu phộng, bạn không nên bỏ đi lớp màng màu hồng vì nó tốt cho máu và sức khỏe thai nhi.

    Hạt đậu phộng
    Hạt đậu phộng

    Hạt Mắc-ca

    Thành phần dinh dưỡng

    “Nữ hoàng của các loại hạt” là danh xưng dành riêng cho hạt mắc-ca. Loạt hạt này có giá trị dinh dưỡng cao như chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho…

    Khi bổ sung loại hạt này vào khẩu phần ăn hằng ngày còn góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi đồng thời giúp cải thiện được chứng chán ăn ở phụ nữ mang bầu.

    Bổ sung loại hạt này thường xuyên giúp mẹ cải thiện sức đề kháng, phục hồi năng lượng trong quá trình mang thai, giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt toàn diện.

    Hạt mắc ca cải thiện sức đề kháng cho mẹ
    Hạt mắc ca cải thiện sức đề kháng cho mẹ

    Ăn hạt mắc ca như thế nào?

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì các mẹ bầu nên ăn hạt mắc-ca ngay từ đầu thai kỳ và ăn thường xuyên mỗi ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

    Mẹ chỉ nên ăn từ 4-5 hạt mắc-ca mỗi ngày, không quá nhiều cũng không quá ít, giúp cho mẹ bầu không cảm thấy ngán đồng thời có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng.

    Hạt bí

    Thành phần dinh dưỡng

    Bí ngô nói chung và hạt bí ngô nói riêng có chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, Carbohydrate, vitamin A, B1, B2, Niacin, vitamin C, canxi, photpho và sắt. Trong hạt bí ngô có chứa lượng lớn calo (1/4 tách hạt bí ngô có chứa tới 186 calo – một nửa lượng calo cần trong ngày với phụ nữ có bầu). Ngoài ra, hạt bí ngô còn giàu kẽm, omega-3 và folate. Những dưỡng chất này rất tốt cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của thai nhi.

    Hạt bí rất giàu dinh dưỡng
    Hạt bí rất giàu dinh dưỡng

    Ăn hạt bí ngô như thế nào?

    Mẹ bầu có thể ăn hạt bí ngô với lượng khoảng 40-60g một ngày.

    Mẹ bầu bị thiếu máu, đau đầu chóng mặt có thể lấy khoảng 60g hạt bí đỏ rang vàng cùng với 30g nhân lạc rang sau đó ăn cùng lúc, mỗi ngày ăn 1 lần.

    Hạt hướng dương

    Thành phần dinh dưỡng

    Trong 1 cốc hạt hướng dương cũng cung cấp 35mg vitamin E, 5mg vitamin B5, 500mg kali, phốt pho 520mg, 250mg magiê, 160 mg folate, 42 mg selen, 5mg sắt.

    Sử dụng hạt hướng dương như món ăn vặt khoái khẩu giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu, an thai. Loại hạt này còn làm giảm nguy cơ sảy thai, phòng ngừa thiếu máu.

    Ăn hạt hướng dương như thế nào?

    Bạn có thể chế biến hạt hướng dương theo những cách sau để có các món ăn thú vị với loại hạt này.

    • Hạt hướng dương rang muối hoặc nướng là một lựa chọn cho bữa ăn nhẹ lành mạnh.
    • Nếu muốn tăng thêm hương vị cho món salad, mẹ bầu có thể rắc một vài hạt hướng dương rang lên trên cùng.
    • Bạn có thể thêm loại hạt này vào hấp cùng bí để tạo ra một món ăn kèm.
    • Hạt hướng dương cùng cà chua, đậu Hà Lan, cà rốt được ninh trong trong nước hầm xương gà sẽ tạo ra món canh lạ miệng.

    Khi ăn hạt hướng dương, mẹ nên chọn những hạt to, còn mới, tuyệt đối không ăn hạt đã bị mốc. Mẹ nên ăn vừa phải, điều độ, không nên ăn quá nhiều một lúc dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc selen, gây các triệu chứng như selenosis, khó chịu, cơ thể mệt mỏi…

    Hạt hướng dương
    Hạt hướng dương

    Hạt thìa là

    Thành phần dinh dưỡng

    Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ngoài ra, hạt thìa là còn giúp mẹ ổn định hệ tiêu hóa và dạ dày, ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức đề kháng. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.

    Hạt thìa là có hàm lượng sắt cao
    Hạt thìa là có hàm lượng sắt cao

    Ăn hạt thìa là như thế nào?

    Một trong những cách bổ sung hạt thìa là tốt nhất là uống nước thìa là.

    Bạn đun sôi 1-1,5 lít nước cùng 3 muỗng cà phê hạt thìa là trong 5 phút. Sau đó lọc hỗn hợp, để nguội và uống thay nước lọc trong ngày.

    Lưu ý rằng mẹ bầu chỉ nên uống 1-1,4 lít nước thìa là mỗi ngày và không cho quá nhiều hạt thìa là vì nó sẽ khiến mùi vị rất đắng.

    Với các lợi ích vô cùng tuyệt vời trên, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung các loại hạt này vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình nhé. Chúc mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh!

    Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn quả roi được không?

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.