Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Gợi ý cho cha mẹ cách dạy trẻ 5 tuổi đánh vần tại nhà hiệu quả

    0

    Cập nhật vào 08/08

    Khi trẻ lên năm tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1, để trẻ có thể thích nghi sớm với môi trường học đường, từ đó mạnh dạn hơn giúp đạt kết quả học tập cao thì cha mẹ cần dạy trẻ cách đánh vần. Tuy nhiên, trong độ tuổi này trẻ thường ham chơi, khó tập trung nên bạn sẽ hặp rất nhiều khó khăn để dạy trẻ đánh vần.

    Bài viết dưới chúng tôi xin đưa ra những gợi ý cho cha mẹ cách dạy trẻ 5 tuổi đánh vần tại nhà hiệu quả.

    Chuẩn bị không gian và đồ dùng học tập cho trẻ

    Đây là khâu đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ sau này. Việc cha mẹ chuẩn bị chu đáo cho con không gian cũng như các đồ dùng học tập sẽ giúp trẻ hiểu được việc học là vô cùng quan trọng, cần phải nghiêm túc.

    Chuẩn bị không gian và đồ dùng học tập cho trẻ

    Một trong những khó khăn của nhiều bậc phụ huynh khi chuẩn bị nơi học tập cho con là lựa chọn bàn học phù hợp cho trẻ. Bàn học ngoài màu sắc sặc sỡ, với các họa tiết vui mắt nhằm tạo sự hứng thú, kích thích tinh thần học tập của trẻ thì còn phải đảm bảo kích thước tiêu chuẩn để trẻ không ảnh hưởng đến sức khỏe như bị cận thị, gặp các vấn đề về cột sống,…

    Bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn chiều cao bàn ghế học sinh do Bộ Y tế đưa ra để có thể lựa chọn cho trẻ một bộ bàn ghế phù hợp, đảm bảo sức khỏe.

    Cho trẻ làm quen với mặt chữ

    Trước khi dạy cho trẻ đánh vần thì cha mẹ cần cho trẻ làm quen với các mặt chữ cái, dấu câu. Bạn nên chuẩn bị cho con một bảng chữ cái hay các thẻ chữ cái với màu sắc ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.

    Hãy để các chữ cái nơi trẻ dễ dàng nhìn thấy như cánh cửa tủ lạnh, góc học tập, tường phòng ngủ của trẻ,…

    Dạy bé làm quen với việc đánh vần thông qua trò chơi

    Sau khi bé đã làm quen với mặt chữ cái thì mẹ bắt đầu dạy bé học đánh vần với những trò chơi bé yêu thích như chơi đồ hàng, chơi bán chữ chẳng hạn. Ví dụ, mẹ bán cho bé từng chữ cái, dạy bé xếp dần những chứ cái đó với những chữ cái còn lại thành những từ đơn giản từ 2 âm tiết trở lên như: “ba”, “mẹ”, “cá”, “gà”… Dần dần, mẹ tăng số âm tiết lên để bé học đánh vần tốt hơn.

    Hoặc mẹ chơi trò chơi “Tìm chữ cái bị mất”. Mẹ muốn bé ghép từ “bàn” nhưng hiện tại mẹ chỉ có từ “…àn”, vậy bé phải thêm chữ cái nào để thành “bàn”. Mẹ có thể gợi ý 2 từ chữ cái cho bé lựa chọn như “b” hoặc “d”. Mỗi ngày, mẹ cho bé chơi trò chơi này với 2 – 3 từ để bé được học cách suy luận và tư duy.

    Dạy cho trẻ biết cách đánh vần những chữ quen thuộc

    Vì đây chỉ mới là giai đoạn khởi đầu, sau khi trẻ đã làm quen được với các mặt chữ cái, cha mẹ hãy cho con đánh vần những từ đơn giản chỉ bao gồm 2 – 3 chữ cái. Cũng nên lựa chọn những từ ngữ gần gũi, quen thuộc mà trẻ đã được nghe nhiều và dễ dàng hiểu được như ông, bà, bố, mẹ, kẹo, chó, mèo,… Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp trẻ dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.

    Khi trẻ đã thành thạo với cách đánh vần thì cha mẹ bắt đầu nâng dần độ khó với những từ bao gồm nhiều chữ hơn hay có thể là những từ ghép. Trong quá trình đánh vần thì bạn không nên nôn nóng, phải dạy từ dễ đến khó, nếu cứ bắt ép sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản, mất sự hứng thú.

    Bạn có thể tham khảo thêm những chia sẻ khác về cách dạy trẻ tại https://suckhoebabau.info/qc/

    Tạo không khí học tập vui vẻ và luôn khen ngợi để tạo động lực cho trẻ

    Trẻ thường có xu hướng ham chơi hơn ham học, càng bắt ép trẻ sẽ càng chán nản hoặc có trường hợp sẽ chống đối vì thế cha mẹ không nên bắt trẻ phải học thuộc chữ cái, điều này sẽ gây áp lực khiến chúng chán nản, mất hứng thú học tập. Bạn cần phải tạo ra một không khí vui vẻ giúp trẻ luôn có một tinh thần thoải mái nhất để học tập, nếu cảm thấy mệt hãy để trẻ nghỉ ngơi hay chơi một vài trò giải trí.

    Tạo không khí học tập vui vẻ

    Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên động viên, khích lệ để con cảm thấy như mình đạt được thành tựu và hứng thú với việc học hơn. Có thể đó chỉ là hành động vỗ tay, xoa đầu, hôn má khi trẻ đọc hay ghép được một từ.

    Quy định thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày

    Thời gian học tốt nhất là từ 5 – 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.

    Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà cha mẹ nên biết.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.