Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không? Phòng tránh ra sao?

    0

    Cập nhật vào 07/12

    Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không? đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. HIV là nỗi kinh hoàng của toàn nhân loại. Bệnh HIV có khả năng lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.

    Trước khi bắt đầu đi vào tìm hiểu bài viết dưới đây, để có thêm kiến thức về căn bệnh này. Mời các bạn tham khảo thêm tại: hellodoctors.vn.

    Như mọi người đã biết HIV thường lây qua ba đường chính đó là đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con. Hiện nay vẫn có rất nhiều người băn khoăn không biết Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không? Làm thế nào để phòng tránh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ thông tin này.

    Bệnh HIV có lây qua đường ăn uống không?

    Khi bạn có người thân hoặc người sinh hoạt chung bị nhiễm HIV, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường cùng với họ. Chỉ cần bạn hạn chế sử dụng chung các đồ vật có nguy cơ dính máu của họ như: đồ cắt móng tay, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…

    Ăn uống hay cầm nắm các vật dụng chung như chìa khóa, bắt tay, nắm cửa, giao tiếp,… với người mắc bệnh HIV không phải là con đường lây nhiễm  HIV.

    bệnh hiv có lây qua đường ăn uống không 1

    Khi bệnh nhân có vết lở loét trong miệng, bạn không nên ăn chung với họ

    Tuy nhiên, những vấn đề trên chỉ là nguy cơ lây nhiễm HIV. Bạn hãy nhớ là đặc trưng của bệnh này, người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng rất kém. Vào giai đoạn cuối của HIV, hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ nhiễm các bệnh như: nấm phổi, viêm màng não do nấm, kí sinh trùng, lao phổi, lao màng não, nhiễm trùng đường tiêu hóa.

    Việc ăn uống chung hay nuốt phải nước bọt của người bệnh giai đoạn này tuy không khiến bạn mắc bệnh HIV nhưng sẽ khiến bạn mắc các bệnh gây nhiễm trùng nặng.

    Do đó, nếu người bệnh đã chuyển qua giai đoạn cuối, bạn cần tinh tế và cẩn thận trong việc tiếp xúc và ăn uống chung với người bệnh. Nếu tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh HIV.

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh HIV

    Đối với quy mô trong gia đình thì người nhiễm và người sống cùng có thể phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng việc chuẩn bị riêng một số ly sạch cho người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong các thời gian bệnh nhân bị lở loét ở vùng miệng. Việc này bạn cần thẳng thắn nói với người bệnh với thái độ ôn hòa và sẵn sàng lắng nghe để người bị bệnh không bị cảm thấy mình bị kì thị và tổn thương tinh thần. Vì đó chỉ là thao tác phòng bệnh cần thiết cho mọi người sinh hoạt xung quanh.

    bệnh hiv có lây qua đường ăn uống không 2

    Sử dụng ly uống nước riêng biệt với người bị nhiễm HIV

    Bạn cũng nên dùng những biện pháp để tránh lây nhiễm HIV như dùng riêng các đồ cá nhân như khăn mặt, cốc, quần áo và một số đồ dùng cá nhân khác. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý việc nên cẩn thận hơn khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt cẩn thận hơn với các vật dụng như nhíp, dao cạo râu, dao cạo lông mày,… vì đây là những vật dụng cũng dễ lây nhiễm, mỗi khi sử dụng bạn cũng có khả năng có vết xước ra máu và virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn bất cứ lúc nào.

    Tóm lại, bệnh HIV không lây nhiễm qua đường ăn uống mà chỉ lây qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ truyền sang con.  Bạn phải nên cẩn trọng hơn trong sinh hoạt với người bị nhiễm HIV để tránh mọi trường hợp xấu có thể xảy ra.

    >> Cách phòng và điều trị zona thần kinh cho phụ nữ mang thai

    Được tổng hợp bởi suckhoebabau.info

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.