Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Cách phòng tránh đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ hiệu quả

    0

    Cập nhật vào 17/12

    Theo các chuyên gia của Hello Doctor cho biết giai đoạn mang thai 3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng trong chu kỳ sinh con của mẹ bầu. Mặt khác, phụ nữ khi mang thai bị đau đầu ở giai đoạn này tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có những biến chứng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để biết rõ hơn.

    Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng trong chu kỳ sinh con của người phụ nữ. Vì vậy, các bà mẹ cần hết sức cẩn thận với một vài sự cố sinh sản có thể xảy ra các trường hợp sinh non, sảy thai, thai lưu,…

    1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

    Vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn, trọng lượng tăng gây ra những cản trở lưu thông máu của hệ tuần hoàn lên não và gây ra triệu chứng đau nhức đầu.

    Cụ thể, đau đầu khi mang thai tháng thứ 7 do những thay đổi như sau:

    Trong tháng này, thai nhi tự chủ động xoay chuyển tay, đầu gối để có tư thế nằm thoải mái nhất trong bụng mẹ. Lúc này, trọng lượng của bé con đã nặng khoảng từ 1 – 1,2 kg, dài 35-37cm. Khuôn mặt của bé bắt đầu căng hồng, bớt nhăn nheo. Đồng thời tóc, lông mi, lông mày mọc dài và rõ nét hơn. Qua hình siêu âm, mẹ bầu có thể nhìn rõ khuôn mặt của con yêu lúc này.

    – Mất cân bằng: Mẹ bầu đôi lúc phải đối mặt với những khó chịu do kích thước bụng bầu càng ngày lớn dần lên. Ngoài ra, mẹ bầu có cảm giác mất thăng bằng, dáng đi khệ nệ, khó cúi người xuống thấp hoặc giơ tay lên cao. Tình trạng này dễ gây ra triệu chứng đau đầu, trong mặt ở giai đoạn mang thai 7 tháng.

    Đau lưng, khó thở là những triệu chứng mẹ bầu thường dễ gặp phải ở tháng thứ 7. Do kích thước tử cung ngày càng to gây ra áp lực lên cơ hoành, gan, dạ dày và xuất hiện triệu chứng đau lưng. Trọng lượng của thai nhi tác động lên phổi là nguyên nhân gây ra khó thở cho mẹ bầu. Đồng thời, máu huyết khó lưu thông nên mẹ bầu rất dễ bị những cơn đau đầu gây khó chịu.

    Đau đầu khi mang thai tháng thứ 8 bởi các triệu chứng như sau:

    Mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 8 thường mắc phải các triệu chứng như: Táo bón, ăn khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, chóng mặt, rạn da, khó thở, …đặc biệt có nguy cơ bị trĩ rất cao do áp lực của thai nhi đè lên các thành tĩnh mạch của vùng trực tràng. Mẹ bầu cũng ăn uống thất thường do tình trạng khó tiêu xảy ra. Do đó, cơ thể mẹ bầu bị thiếu chất, kèm theo những khó chịu trong người nên gây ra những cơn đau đầu không mong muốn.

    Đau đầu khi mang thai tháng thứ 9:

    Giai đoạn tháng thứ 9 mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác bứt rứt, khó chịu bởi ảnh hưởng của các triệu chứng như: Sưng phù nề tay chân, thường xuyên bị chuột rút, đau vùng lưng và vùng xương chậu, mất ngủ…Đặc biệt, mẹ bầu còn có nguy cơ bị nôn mửa trở lại. Do đó, các chị em dễ bị cáu gắt, mệt mỏi và sinh ra đau đầu.

    Ngoài ra, do những thay đổi nội tiết gây ra các chứng chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ. Đồng thời, mẹ bầu thường rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng nhiều. Hoặc do tư thế nằm ngửa cũng gây chèn ép lên các thành mạch máu gây tắc nghẽn máu lên não. Và từ đó gây nên triệu chứng đau đầu.

    2. Đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

    Giống như các triệu chứng bệnh lý khác như:phù chân, táo bón,…đau đầu cũng thường xuất hiện và khỏi hẳn khi đã qua giai đoạn mang thai. Do các cơn đau đầu làm cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Từ đó, mẹ bầu thường khó ăn, ăn ít và ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.

    đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ 1

    Đau đầu là dấu hiệu của nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu

    Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối chính là biến chứng tiền sản giật. Dấu hiệu huyết áp cao ở mẹ bầu là dấu hiệu dễ nhận biết của nguy cơ tiền sản giật. Thông thường, mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có dấu hiệu tiền sản giật. Nhưng một số trường hợp khác nặng hơn có thể kéo dài và tình trạng nặng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần phải được theo dõi thường xuyên ở 3 tháng cuối và nhập viên ngay lập tức khi có những biến chứng xấu xảy ra.

    Ngoài ra, đau đầu còn là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ảo giác hết sức nguy hiểm. Vì vậy, các mẹ nên có thêm kiến thức về căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh ảo giác, bạn có thể tra cứu thông tin trong bài viết: Tìm hiểu về bệnh ảo giác được chia sẻ bởi các bác sĩ Hello Doctor.

    3. Cách phòng tránh đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

    Để phòng tránh những cơn đau đầu không mong muốn và những biến chứng nguy hiểm thì mẹ bầu cần biết các cách chăm sóc sức khoẻ sau đây:

    Một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, nhiều dinh dưỡng với protein, canxi, magie, sắt,…sẽ giúp cải thiện sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, các chị em khi mang thai tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống độc hại, hoặc kích thích thần kinh như: cà phê, rượu bia, thuốc lá,…

    Về chế độ dinh dưỡng không chỉ bổ sung từ các nguồn thực phẩm, hoa quả mà mẹ bầu cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: DHA, EPA, Sắt, acid folic, canxi, I ốt, Vitamin B12,…từ thuốc bổ mỗi ngày.

    Xem thêm:

    đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ 2

    Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phòng tránh đau đầu khi mang thai

    Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm vào đó, chị em cần ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

    Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo các dấu hiệu khó chịu khác như: sốt cao, phù nề, đau bụng,… thì các mẹ tuyệt đối không được tự ý uống thuốc kể cả các loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Điều cần làm trong trường hợp này là khẩn trương gặp các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong tương lai.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.