Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Mang thai 3 tháng đầu bị cúm: Cách điều trị an toàn

    0

    Cập nhật vào 09/01

    Việc bị cảm cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ khiến chị em rất lo lắng. Bị cúm giai đoạn đầu mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nhé!

    Vì sao khi mang thai bà bầu dễ bị cúm?

    Khi mới mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khá “nhạy cảm”, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa, do đó, bà bầu rất hay bị nhiễm cảm cúm. Lúc này, các loại virus, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là virus cúm sẽ xâm nhập và làm tổn thương các tế bào khiến mẹ hắt hơi, sốt, sổ mũi.

    Mẹ bầu bị cúm thường do virus cúm Influenza gây ra. Có nhiều chủng virus cúm như cúm A, cúm B, cúm C. Khi mang thai, ngoài tác động lên cơ thể người mẹ, việc nhiễm virus còn liên quan đến bào thai trong bụng, vì thế bà bầu phải hết sức lưu ý.

    Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai là thời gian mà mẹ bầu hay bị các cơn ốm nghén hành hạ nhiều nhất nên cơ thể mệt mỏi cũng dẫn đến việc dễ dàng nhiễm các bệnh nhiễm trùng, sốt, ho và cảm cúm…

    Mang thai ba tháng đầu bị cúm có nguy hiểm không?

    Bị cảm cúm khi mang thai thông thường thì vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi. Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên:

    – Nếu cảm cúm là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra, mẹ bầu cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG. Bên cạnh đó, virus này còn có khả năng gây dị tật cho thai nhi với tỷ lệ cao trong giai đoạn đầu mang thai, có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nếu mang thai những tháng đầu mà chẳng may bị cúm do virus Rubella thì nên bỏ thai.

     – Nếu đó là bệnh cúm mùa, mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có khả năng sảy thai sớm hay thai bị lưu. Lúc này, mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm 2 tuần/ lần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

    Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật. Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao có thể gây dị tật cho thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng down,… Còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.

    Nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngày nay, với các máy siêu âm 4D hiện đại, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống, dị tật ở tim, ở thận, ở ruột hay ở não,… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

    Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý khi bị cảm cúm
    Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý khi bị cảm cúm

    Biểu hiện cúm khi mang thai ba tháng đầu như thế nào?

    Cảm và cúm là hai bệnh lây nhiễm do nhiễm vi rút. Chúng có chung nhiều triệu chứng, nhưng cũng có những khác biệt.

    Triệu chứng cảm lạnh: Thường nhẹ và kéo dài ngắn ngày, triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày. Bà bầu bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, đau nhức cơ thể và mệt mỏi nhẹ.

    Triệu chứng cảm cúm: Các triệu chứng của cảm cúm tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng và kéo dài hơn. Có thể kèm theo sốt từ vừa đến cao, ho khan, ớn lạnh, ăn không ngon miệng. Bà bầu thường đau đầu và đau cơ nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần hoặc hơn nếu chăm sóc không tốt.

    Bà bầu bị cúm nên làm gì cho mau khỏe?

    Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cúm, cảm, ho… là giống nhau.

    Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.

    Dưới đây là những phương pháp giúp bà bầu nhanh khỏi cúm:

    Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm cúm

    Mẹ bầu cần chuẩn bị nồi xông bao gồm lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả,… đem nấu sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên. Đây là phương pháp dân gian, lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Hãy hít thở thật đều đặn và cảm nhận triệu chứng nghẹt mũi của mẹ đang giảm đáng kể.

    Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%

    Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc nào. Dung dịch này dùng để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày, hiệu quả rất tốt trong giai đoạn bệnh cảm ghé thăm.

    Chanh kết hợp với mật ong

    Mẹo nhỏ dân gian này hết sức đơn giản. Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng quất chưng mật ong để giải cảm, trị ho để an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

    Tỏi

    Bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi được nhiều mẹ bầu sử dụng. Tỏi chứa chất kháng sinh allicin giúp đẩy lùi các virus gây bệnh. Khi bị cảm cúm, mẹ bầu hãy giã 3 – 5 tép tỏi vắt lấy nước rồi dùng xông hàng ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi uống với nước.

    Sử dụng muối ăn

    Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để súc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Mẹ hãy pha 1 thìa muối vào cốc nước ấm, để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm.

    Không sử dụng thuốc

    Việc sử dụng thuốc trị cảm cúm trong thời kỳ mang thai là không nên và cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi. Nếu tình trạng cảm cúm kéo dài kèm theo những biểu hiện sốt, nhiễm khuẩn, cơ thể mỏi mệt thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

    Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai và lỡ uống thuốc cảm cúm mua ngoài thị trường thì cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay sau đó để được trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và xin tư vấn về loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm.

    Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

    Khi mẹ bầu bị cúm, các mẹ thường ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên các mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng tự nhiên giúp đẩy lùi bệnh tật. Một bát cháo giải cảm cũng rất hữu hiệu. Khi nấu cháo nên thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng giúp mẹ toát nhiều mồ hôi.

    Cách phòng tránh bị cúm khi mang thai

    Thời kỳ mang thai, chị em có thể ăn nhiều tỏi hơn để tăng sức đề kháng, phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Mẹ bầu có thể cho thêm tỏi khi xào rau hoặc ngâm một hũ giấm tỏi để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, giúp phòng cảm cúm.

    Để phòng tránh cảm cúm, mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C như ổi, bưởi, cam, quýt… để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu cần uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể thường xuyên nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối.

    Bất cứ khi nào ra ngoài bạn nên cẩn thận chuẩn bị cho mình một chiếc áo mưa. Vì nếu bị ướt người, bạn sẽ dễ bị cảm. Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm để đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm tránh để quạt thẳng vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ để đảm bảo không bị lạnh và ho.

    Sau khi đọc xong bài viết chắc chắn các mẹ bầu đã có thêm được nhiều thông tin về cách điều trị cảm cúm an toàn trong khi mang thai 3 tháng đầu. Hãy chia sẻ thông tin này tới các mẹ bầu khác nhé. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.