Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bác sĩ tư vấn: mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    0

    Cập nhật vào 24/12

    Khi phát hiện mình bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà, đa phần phụ nữ mang thai đều rất hoang mang, lo lắng. Vậy mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao? Phương pháp điều trị như thế nào?

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Khi phát hiện mình bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà, đa phần phụ nữ mang thai đều rất hoang mang, lo lắng

    1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng sùi mào gà khi đang mang thai

    Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khá dài, từ 2 tuần đến 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có dấu hiệu gì lâm sàng. Qua thời gian này, bệnh xuất hiện các dấu hiệu điển hình là:

    • Virus sùi mào gà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến hình thành các u nhú, nốt sần.
    • Ban đầu, các nốt sần chỉ mọc đơn lẻ, nhỏ li ti, không gây ngứa ngáy, đau rát.
    • Sau đó, các nốt sàn sẽ mọc thành từng mảng, kết thành đám có hình dạng giống như hoa súp lơ, màu gà. Bên trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, mùi khó chịu, khi cọ sát có thể vỡ ra gây lở loét, chảy máu.

    Bệnh sùi mào gà ở bà bầu có thể xuất hiện tại những vùng:

    • Bên trong âm đạo hoặc hậu môn.
    • Bên ngoài âm đạo hoặc hậu môn.
    • Trên cổ tử cung.
    • Trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng (nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm virus).

    Ngay cả khi không nhìn thấy các mụn cóc sinh dục, thì bệnh vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:

    • Dịch âm đạo.
    • Ngứa.
    • Chảy máu.
    • Châm chích.

    Có thể do sự giảm miễn dịch nên ở phụ nữ mang thai sùi mào gà thường phát triển nhanh hơn. Trẻ sơ sinh có thể lây sùi mào gà từ mẹ nhưng tỷ lệ này là rất thấp.

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khá dài, từ 2 tuần đến 9 tháng

    2. Mụn cóc sinh dục có dẫn đến biến chứng trong thai kỳ?

    Đối với đại đa số phụ nữ, mụn cóc vùng kín không gây bất kỳ vấn đề gì trong thai kỳ và nguy cơ truyền bệnh cho em bé là rất thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng là thai phụ cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế rủi ro và có phương pháp điều trị hiệu quả.

    Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể gặp của bệnh đối với sức khỏe của mẹ và bé:

    2.1. Ảnh hưởng lên thai nhi

    Với các trẻ sinh thường, có thể trong quá trình sinh nở sẽ làm lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh mắc bệnh sùi mào gà thì các nốt sùi thường xuất hiện ở họng, gây cản trở đường thở và có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. 

    Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị sùi mào gà do lây truyền từ mẹ là rất ít. Chỉ có khoảng 0,25% trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ bị sùi mào gà sẽ có nốt sùi ở cổ họng (gọi là papillomatosis hô hấp).

    Thậm chí nếu trẻ có bị nhiễm virus HPV thì cơ thể của trẻ cũng có thể tự đào thải virus hiệu quả, dễ dàng.

    2.2. Ảnh hưởng tới thai phụ

    Sùi mào gà khiến thai phụ mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, nhất là e ngại trong việc thăm khám và điều trị. Ngoài ra, ở một số trường hợp sùi mào gà nặng, các tổn thương lớn có thể gây khó khăn trong quá trình sinh nở, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Sùi mào gà khiến thai phụ mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, nhất là e ngại trong việc khám và điều trị

    3. Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Khi phát hiện mắc sùi mào gà, việc đầu tiên thai phụ cần làm là đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

    3.1. Điều trị tại cơ sở y tế

    Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu cần thận trọng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

    Nếu các nốt sùi không ảnh hưởng đến thai nhi, không có nguy cơ dẫn đến các biến chứng thai kỳ thì có thể bác sĩ sẽ không lựa chọn điều trị. Việc điều trị sẽ được thực hiện sau khi thai phụ sinh nở.

    Nếu bệnh có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho thai phụ thì bác sĩ sẽ cân nhắc các cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu thích hợp. Trong đó có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

    Điều trị nội khoa

    Một số loại thuốc thường được sử dụng để trị sùi mào gà là Larifan Ungo 10g, Axit trichloroacetic (TCA), Sinecatechin (Veregen),…

    Các loại thuốc này bôi trực tiếp lên da và cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ đáng tiếc.

    Điều trị ngoại khoa

    Trong trường hợp nốt sùi lớn, cần loại bỏ ngay thì bác sĩ sẽ xem xét điều trị ngoại khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:

    • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy). 
    • Dao mổ điện. 
    • Phẫu thuật cắt bỏ. 
    • Điều trị bằng laser. 

    Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu bằng phương pháp điều trị ngoại khoa chỉ giúp điều trị triệu chứng, loại bỏ nốt sùi, không tiêu diệt được tận gốc virus nên cần kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Khi phát hiện mắc sùi mào gà, việc đầu tiên thai phụ cần làm là đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

    3.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

    Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tự đào thải virus của cơ thể. Nếu thai phụ bị sùi mào gà, cần chú ý chế độ ăn uống như sau:

    Ăn nhiều rau

    Rau xanh, đặc biệt là những loại rau có chứa hàm lượng indole-3-carbinol (I3C) rất tốt cho các bệnh nhân sùi mào gà. Có thể kể để một số loại rau điển hình là cải bắp, cải xoăn, súp lơ,…

    Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

    Khoáng chất và vitamin là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các chất chống oxy hóa như vitamin C. Các thực phẩm mà thai phụ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày là hoa quả tươi, các loại ngũ cốc, các rau xanh đậm,…

    Tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe

    Không chỉ phụ nữ mang thai, ngay cả người bình thường cũng nên tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe như:

    • Thực phẩm chế biến sẵn.
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, xào.
    • Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối.
    • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng tự đào thải virus của cơ thể

    3.3. Dùng thảo dược tự nhiên

    Trong dân gian có rất nhiều cách hỗ trợ trị sùi mào gà từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, các phương pháp này đều chưa được công nhận bởi khoa học. Do đó, trước khi áp dụng thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh hậu quả đáng tiếc.

    Dầu cây trà

    Tinh dầu cây trà đã được nghiên cứu để sử dụng làm chất chống nấm, vi khuẩn cũng như khá hiệu quả trong hỗ trợ sùi mào gà ở thai phụ. 

    Cách dùng

    • Bạn pha loãng một giọt tinh dầu cây trà với vài giọt dầu vận chuyển (như dầu dừa).
    • Thoa hỗn hợp lên vùng mụn cóc.

    *Lưu ý:

    • Không dùng dầu cây trà trong miệng hoặc âm đạo.
    • Nên dùng liên tục trong vài tuần.
    • Ngừng sử dụng nếu quá khó chịu.

    Trà xanh

    Trà xanh có hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh sùi mào gà khi mang thai nhờ hợp chất sinecatechin. Ngoài ra, hợp chất này cũng giúp bà bầu ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh sinh dục khác, tránh bị các bệnh viêm nhiễm vùng kín.  

    Mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao?

    Trà xanh có hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh sùi mào gà khi mang thai nhờ hợp chất sinecatechin

    Cách dùng

    • Lấy một ít chiết xuất trà xanh trộn với vài giọt dầu dừa.
    • Thoa hỗn hợp lên vùng mụn cóc.

    Tỏi

    Trong tỏi rất giàu kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm khuẩn hiệu quả. Bạn có thể dùng tỏi để hỗ trợ điều trị sùi mào gà như sau:

    • Dùng các chiết xuất từ tỏi và bôi trực tiếp lên mụn cóc.
    • Hoặc ngâm một vài miếng gạc trong hỗn hợp tỏi và dầu rồi đặt lên vùng mụn cóc.

    Nếu vẫn thắc mắc mẹ bầu bị sùi mào gà phải làm sao, tốt nhất thai phụ hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ chi tiết hơn.

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.