Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mẹ bầu không nên làm gì khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của con?

0

Cập nhật vào 12/04

Để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và hơn hết là sức khỏe của con mình các mẹ bầu hãy lưu ý những điều dưới đây nhé.

  1. Thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế
  2. Chế độ sinh hoạt mẹ bầu cần tránh
  3. Những thói quen không tốt cho mẹ bầu
  4. Tránh sử dụng, tiếp xúc những chất độc hại

1. Những thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế ăn, uống

Cà phê

Bà bầu uống cà phê với một lượng vừa phải, sẽ không ảnh hưởng gì đến chỉ số IQ cũng như hành vi của bé khi được sinh ra.

Bà bầu không nên uống quá nhiều cafe để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Tuy nhiên nếu uống quá nhiều cà phê sẽ gây ra những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu nên hạn chế sử dụng bởi:

Caffein trong cafe sẽ làm tăng nhịp tim, gây ra cảm giác bồn chồn, mất ngủ. Ngoài ra, cà phê còn có thể gây ợ nóng vì kích thích sự bài tiết acid từ dạ dày. Khi mang thai, bạn sẽ cảm nhận thấy những dấu hiệu này rõ hơn.

Những thai phụ tiêu thụ từ 200mg caffein trở lên mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần so với những người không dùng.

Trong một nghiên cứu khác của Đan Mạch cũng chỉ ra nguy cơ thai chết lưu ở những thai phụ uống từ 8 tách cà phê trở lên mỗi ngày sẽ cao hơn gấp 2 lần so với những người không uống cà phê.

Ngoài ra cà phê còn chứa phenol, hoạt chất ngăn cản cơ thể hấp thụ chất sắt. Mà sắt lại là dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai, tốt nhất không nên uống cà phê.

Các loại vitamin, thực phẩm chức năng

Trong quá trình mang thai, việc bổ sung vitamin D, canxi cho bà bầu là việc rất cần thiết. Tuy nhiên các mẹ cũng lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nếu không có thể sẽ gây ra những hệ quả đáng tiếc.

Bà bầu không nên lạm dụng vitamin và thực phẩm chức năng

Ví dụ như việc bổ sung thừa vitamin A có thể gây mù lòa cho thai nhi.

Bổ sung quá nhiều vitamin D, canxi dẫn tới việc khi trẻ sinh ra có hộp sọ quá bé, không có thóp do đã bị liền kín sớm. Một số bà mẹ còn bồi bổ quá nhiều các loại sữa cho bà bầu, lạm dụng thực phẩm chức năng nên khi đẻ ra thai to quá, có những cháu trên 4 kg gây ra đẻ khó, đẻ ngạt.

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Một số loại cá như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu.. có chứa nhiều DHA, axit béo Omega-3 giúp não bộ và hệ thần kinh của thai nhi phát triển.

Cá hồi có hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ bầu cần hạn chế

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 360 gam mỗi tuần bởi trong những loại cá này có chữa chứa một lượng thuỷ ngân nhất định, gây nguy hại cho thai nhi.

Ăn quá mặn

Việc cơ thể mẹ bầu hấp thu quá nhiều thức ăn mặn sẽ khiến lượng natri trong cơ thể tăng làm mẹ dễ rơi vào tình trạng hồi hộp, buồn bực, khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không những thế, bà bầu ăn mặn có thể dẫn tới nguy cơ phù nề và cao huyết áp khi mang thai. Ngoài ra, điều này còn khiến mẹ luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm mẹ mệt mỏi.

Mẹ bầu không nên ăn quá mặn để tránh gây hại cho con

Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả là, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên mẹ dễ mắc chứng viêm họng và nhiễm độc thai nghén – một tình trạng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến con yêu.

Cuối cùng, bà bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương

Ăn thực phẩm chiên, nướng

Các thực phẩm sau khi được chiên nướng sẽ biến đổi một số chất hóa học bên trong nó. Hơn nữa các thực phẩm này còn mang các chất độc hại từ than hay củi lúc chế biến.

Bà bầu không nên ăn nhiều đồ nướng

Nếu mẹ bầu nghiện đồ nướng thì khi ăn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Không ăn thức ăn cháy khét hoặc chín tái
  • Luôn chú ý giữ vệ sinh trong quá trình nướng thức ăn
  • Khi dùng đồ nướng, mẹ cũng cần lưu ý nếu thịt đã ướp vừa, thì mẹ không nên chấm thêm nhiều nước chấm, để đảm bảo tuân thủ việc ăn lạt, giữ an toàn cho sức khỏe thai kỳ.
  • Thưởng thức đồ nướng, mẹ cũng không nên dùng quá cay, thức ăn cay nóng không tốt cho các mẹ bầu nhất là ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Ăn thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ

Các thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ có thể mang rất nhiều vi khuẩn có hại, trứng của ký sinh trùng. Do vậy bà bầu cũng tránh ăn các món ăn tái, gỏi tươi sống.

Uống rượu bia

Khi bà bầu uống bia, lượng cồn đi vào máu sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Theo các chuyên gia, mặc dù lượng cồn trong bia không cao như rượu nhưng vẫn tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Việc bà bầu tiêu thụ một lượng không nhỏ cồn thông qua việc uống rượu, bia trong thai kỳ sẽ khiên thai nhi có nguy cơ dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động.

2. Chế độ sinh hoạt mẹ bầu cần tránh

Hút thuốc và hít phải khói thuốc

Thuốc lá là một trong những điều cấm kỵ đối với mẹ bầu. Bà bầu hít khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, con nhẹ cân, còi cọc, chậm phát triển trí não, thể lực yếu và dị tật thai nhi.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc

Tiến sĩ, bác sĩ Tâm thần học Pallavi A Joshi thuộc Bệnh viện Columbia Asia, tại Whitefield cho biết: “Việc tiếp xúc với nicotine trong khói thuốc lá có thể gây co mạch, kháng lực mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, dẫn đến thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh do khói thuốc lá làm tổn hại các cơ quan, tế bào”.

Nếu trong gia đình có người hút thuốc, bạn hãy khuyên họ bỏ thuốc lá ngay nếu không muốn ảnh hưởng đến con mình.

Trong trường hợp họ muốn bỏ nhưng không biết cách nào để bỏ, bạn có thể giới thiệu với họ sản phẩm Nước súc miệng cai thuốc là của Nhà thuốc Thanh Nghị – nhathuocthanhnghi.vn. Với thành phần thảo dược 100%, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự hiệu quả và an toàn khi sử dụng sản phẩm này.

Sử dụng điện thoại di động quá nhiều

Sóng điện thoại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bà bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi. Nghiên cứu cũng cho thấy, khi trẻ đã chào đời, thói quen nói chuyện luyên thuyên của người mẹ có thể khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý. Do vậy bà bầu không nên sử dụng điện thoại thường xuyên.

Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Mẹ bầu ngâm mình hơn 10 phút trong nước nóng có thể gây nguy hiểm cho em bé. Nó làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi và đe dọa tính mạng bé. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng âm đạo ở một số phụ nữ mang thai.

Với bà bầu, tắm nước lạnh là điều cấm kị bởi việc bị lạnh đột ngột có thể khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng… ảnh hưởng đến cả bà mẹ và em bé. Hơn nữa, nước lạnh đột ngột có thể làm co các mạch máu trong cơ thể bà bầu, khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị ảnh hưởng khá nhiều.

Vì vậy mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm hàng ngày để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông. Nước ấm đem lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu, hơn nữa kích thích quá trình máu lưu thông nhiều hơn.

Mẹ bầu nên tắm nước nóng để đảm bảo sức khỏe

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tắm

  • Không tắm khi sáng sớm hoặc đêm muộn. Các mẹ nên chọn buổi trưa hoặc cuối giờ chiều để tắm nhé.
  • Tránh xa phòng tắm hơi
  • Không tắm sau khi ăn: Tắm ngay sau khi ăn làm cho các mạch máu mở rộng, lưu thông máu do đó giảm, máu lưu chuyển đến thai nhi kém. Quá trình tiêu hóa vì vậy cũng sẽ giảm, lượng đường trong máu hạ đột ngột gây nhiều bệnh tật.
  • Nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C: Hãy để nước lạnh chảy vào bồn tắm đầu tiên sau đó mới cho nước nóng vào. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cánh tay bởi vùng da ở các khu vực này là nhạy cảm hơn.
  • Uống nước khi tắm: Để tránh nguy cơ mất nước trong quá trình tắm rửa, hãy để một chai nước trong phòng tắm. Nếu bạn cần tắm lâu dài, hãy uống ít nước để tốt cho cơ thể.
  • Tắm cùng bạn đời: Người chồng có thể xoa bóp lưng, chân hoặc cánh tay để giảm mệt mỏi cho bà bầu.
  • Không cố tắm khi đang mệt: Kể cả tắm bằng nước nóng cũng khiến mạch máu trong cơ thể giãn nở nhiều, làm lượng máu đưa lên não và đến các cơ quan của người mẹ chậm hơn, dễ gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tập luyện quá sức, mang vác nặng nề

Nếu người mẹ làm quá nhiều việc mất sức có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy, mẹ ăn uống không đủ no, ăn không đúng giờ sẽ làm em bé mệt mỏi, mẹ thường xuyên căng thẳng buồn bã sẽ có nguy cơ sẩy thai, sinh non, con sinh ra kém phát triển …

Vì thế, khi mang bầu, các mẹ tham công tiếc việc mà làm hại đến con. Để mang nặng một đứa con không phải là điều dễ dàng gì, nên đừng vì một chút chủ quan mà làm tổn hại đến đứa con trong bụng.

Thức khuya, ngủ muộn

Mẹ mang thai thức khuya có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển.

Bà bầu không nên ngủ muộn

  • Gây ra tình trạng thiếu máu: Từ 11 giờ đến 3 giờ sáng là khoảng thời gian cơ thể tái tạo máu, gan, mật thải độc. Người mẹ không được nghỉ ngơi vào thời điểm này dễ gây tình trạng thiếu máu ở cả mẹ và bào thai.
  • Hình thành thói quen xấu ở bé: Mẹ bầu thức khuya dễ hình thành thói quen thức – ngủ xấu ở em bé. Nhiều em bé khi sinh ra sẽ thường “ngủ ngày, cày đêm” làm mẹ chăm sóc vất vả.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch ở người mẹ
  • Biến đổi tâm trạng: Thức đêm nhiều cũng khiến mẹ bầu dễ cáu kỉnh, tính khí thất thường
  • Vẻ ngoài xuống sắc

3. Những thói quen không tốt cho mẹ bầu

Đứng quá lâu

Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ.

Gập người lên xuống thường xuyên

Bà bầu tránh gập người lên xuống thường xuyên để tránh chèn ép thai nhi. Ngoài ra, gập người lên xuống thường xuyên còn gây chóng mặt, dễ ngã cho bà bầu.

Nằm ngửa

Khi đi ngủ, bà bầu không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng về bên trái để tránh áp lực cho cột sống.

Bà bầu cần tập luyện đúng cách để bảo vệ sức khỏe của con

Ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi

Bà bầu cũng tránh ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Hơn nữa, ngồi như vậy còn gây mỏi lưng và chèn ép mạch máu ở chân của bà bầu.

Ngồi bắt chéo chân hay gập gối

Bà bầu thường hay bị phù nề và tăng huyết áp, do vậy khi ngồi bà bầu không được khoanh chân để tránh chèn ép mạch máu.

Đi giày cao gót

Khoa học chứng minh rằng, phụ nữ mang thai đi dép cao gót sẽ tác động xấu tới vùng xương chậu gây sảy thai. Hơn nữa đi dép cao gót khiến cho mạch máu ở chân bị chèn ép và dễ bị ngã nên bà bầu cần tránh đi dép cao gót.

Làm những việc leo trèo hoặc phải đứng lên cao

Trong khi mang bầu, bà bầu thường hay bị chóng mặt do thiếu máu và mất thăng bằng. Bà bầu tránh những việc cần tới leo trèo hay đứng lên cao để tránh ngã và sảy thai.

Đứng lâu trong bếp

Bếp là nơi chứa nhiều vi khuẩn và vi sinh vật có hại, không chỉ trong không khí mà còn trên các vật dụng trong bếp. Ngoài ra, bếp thường hay phát ra các tia bức xạ nhiệt có ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do vậy, bà bầu cần tránh đứng ở trong bếp lâu.

Chụp X- quang

Khi mang thai không nên chụp X- quang, bởi vì tia bức xạ phát ra trong quá trình chụp sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.

Xoa bụng hoặc nặn sữa

Xoa bụng hay nặn sữa thường xuyên sẽ gây co bóp tử cung, và dễ gây xảy thai. Do vậy, bà bầu nên hạn chế làm những điều này.

4. Tránh sử dụng, tiếp xúc những chất độc hại

Sử dụng tinh dầu

Một số loại tinh dầu được cho là làm tăng nguy cơ co thắt tử cung và gây sinh non. Các loại tinh dầu từ cam, quýt là an toàn cho mẹ bầu. Vì một số thảo dược bị nghi ngờ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như: thì là, húng quế, cỏ xạ hương và chất nhựa thơm.

Sử dụng các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa

Các chất hóa học độc hại hay chất tẩy rửa có thể làm thai nhi phát triển dị dạng nên bà bầu nên tránh gần các chất này.

Bà bầu cần tránh tiếp xúc với những chất độc hại

Sử dụng son môi chứa nhiều chì

Vì son môi là cách nhanh nhất bà bầu có thể hấp thụ các chất độc hại qua cách ăn uống nên bà bầu cần thật cẩn thận khi sử dụng son môi, nhất là các loại son có chứa chì – chất cực kỳ độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu tới máu của bà bầu và hệ thần kinh của thai nhi.

Ngoài ra thì, sử dụng thuốc nhuộm tóc hoặc 1 số sản phẩm dưỡng dã mẹ bầu cũng nên tránh hoặc hạn chế tối đa sử dụng.

Dọn chất thải vật cưng trong nhà

Các loại vật nuôi trong nhà có chứa rất nhiều các bụi bẩn và vi sinh vật. Ngoài việc tránh ôm ấp vuốt ve các vật nuôi này thì bà bầu cũng tránh dọn chất thải của chúng để tránh nhiễm các vi khuẩn gây ho, tiêu chảy, và viêm mũi dị ứng.

Sơn tường

Sơn là nguyên liệu có chứa rất nhiều chất hóa học, chúng thường có những hạt nhỏ li ti bay trong không khí. Bà bầu cần tránh tiếp xúc gần với những nơi vừa mới được sơn để tránh hít phải những chất độc hại này.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.