Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Nguyên nhân gây ra đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

    0

    Cập nhật vào 22/03

    Đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thì triệu chứng đau đầu có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.

    Đa phần phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường có triệu chứng ốm nghén nhiều hơn là triệu chứng đau đầu hay mệt mỏi. Tuy nhiên, giai đoạn đầu mang thai, chị em cung khó tránh khỏi trạng thái đau đầu này. Do phụ nữ mang thai thường bị cấm dùng thuốc nên việc điều trị chứng đau đầu gặp nhiều khó khăn. Vậy hướng điều trị nào phù hợp cho phụ nữ mang thai? Thay vì dùng thuốc thì cách đơn giản nhất là thay đổi lối sống để ngăn chặn những cơn đau đầu thường xuyên.

    Chị em mang thai cần lưu ý vì triệu chứng đau đầu là nguyên nhân khiến nguy cơ bị tiền sản giật tăng lên rất cao. Đặc biệt, phụ nữ mang thai có độ tuổi từ 40 trở lên thì nguy cơ bị tiền sản giật càng cao. Ngoài nguy cơ tiền sản giật, bà bầu khi có triệu chứng đau đầu còn có các triệu chứng khác như: Huyết áp cao, phù nề,…ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không

    1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

    Trong 3 tháng đầu mang thai, do cơ thể có nhiều thay đổi đặc biệt là tình trạng ốm nghén của mẹ bầu, là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi về hormon, tình trạng ốm nghẹn và những xáo trộn của hệ tuần hoàn máu sẽ gây ra hiện tượng đau đầu khi mang thai.

    Cụ thể những thay đổi cơ thể của mẹ bầu ở 3 tháng đầu như sau:

    Nguyên nhân đau đầu khi mang thai tháng đầu tiên của thai kỳ

    Trong giai đoạn tháng thứ nhất mang thai, do bào thai mới hình thành nên chưa có cảm nhận thay đổi nhiều. Lúc này, cơ thể người mẹ dễ bị gặp phải một số dấu hiệu của việc mang thai sớm như: cảm lạnh, đau đầu…Nhưng chị em lưu ý không được uống thuốc.

    Nguyên nhân đau đầu khi mang thai tháng thứ 2

    Sang tháng thứ 2, mẹ bầu bắt đầu có nhiều thay đổi về nội tiết và bắt đầu có hiện tượng thai nghén như: thèm ăn hoặc chán ăn, buồn nôn, đau đầu,… xuất hiện. Ngoài ra, mẹ bầu còn bị thân nhiệt cao, ngực căng tức, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ và dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn.

    Nguyên nhân đau đầu khi mang thai tháng thứ 3

    Ốm nghén ở tháng thứ 3 còn xuất hiện thêm triệu chứng táo bón, buồn tiểu và đau lưng. Những triệu chứng này cũng dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu ở mẹ bầu. Ở giai đoạn này, thai nhi cần nhiều dinh tưỡng từ mẹ nên mẹ bầu cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cần thiết đầy đủ cho cơ thể.

    Ngoài những nguyên nhân trên, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh của mẹ bầu. Biểu hiện của các mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai là đau nửa đầu và đau phần vai gáy. Tuy là những triệu chứng tự nhiên của cơ thể trong thời kỳ mang thai nhưng mẹ bầu không nên chủ quan mà cần theo dõi và thăm khám thường xuyên để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

    2. Lời khuyên từ bác sĩ trong điều trị giảm đau đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

    Các cách khắc phục nhanh tình trạng đau đầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ:

    – Chườm lạnh: là biện pháp làm giảm những cơn đau và mệt mỏi khi bị căng thẳng, stress…gây ra đau đầu. Lưu ý, mẹ bầu nên dùng nước có độ lạnh vừa phải, không nên để nước quá lạnh sẽ làm cơ thể bị giảm nhiệt và dễ mắc phải các triệu chứng bệnh lý khác.

    – Tắm vòi hoa sen: Việc tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm giúp lưu thông hệ tuần hoàn máu, giảm các cơn đau đầu tạm thời và khiến mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

    – Không để cơ thể thiếu nước và quá đói: Thay vì ăn ít bữa, các mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày với các món ăn nhẹ như: bánh quy, hoa quả, sữa chua… Điều này giúp cơ thể luôn đầy đủ năng lượng, tránh tụt huyết áp gây ra đau đầu. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống nước nhiều giúp cơ thể thải độc tốt hơn và làm giảm các triệu chứng đau đầu.

    – Nghỉ ngơi: Những lúc đau đầu, mẹ bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc dành thời gian có một giấc ngủ ngắn. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh và ít ánh sáng. Ngoài ra, nên tránh thức khuya, không ngủ quá nhiều và nên có một chế độ sinh hoạt điều độ.

    – Sử dụng các kỹ thuật thư giãn: Khi bị đau đầu, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc điều trị đau đầu kể cả thuốc có thành phần từ thiên nhiên. Cách tốt nhất mà mẹ bầu có thể áp dụng như: Thiền, yoga, mát xa cổ vai và lưng sẽ giúp giảm các cơn đau đầu tạm thời. Trong trường hợp mẹ bầu bị đau đầu không dứt thì cần lập tức gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời và có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.

    Lời khuyên từ bác sĩ từ việc thay đổi lối sống và thăm khám bác sĩ điều trị đau đầu khi mang thai:

    – Tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt: Đây là nguyên nhân càng làm tăng triệu chứng đau đầu của bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

    – Chế độ ăn uống cân bằng: Do tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai nên những thay đổi khẩu vị thất thường dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng mất kiểm soát. Vì vậy, bà bầu cần ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt,… cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày.

    Bạn có thể tham khảo thêm Ăn gì trong ba tháng đầu của thai kỳ

    – Tập thể dục thường xuyên: Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên tăng cường sức khoẻ bằng những bài tập thể dục để hạn chế những triệu chứng đau đầu, cảm cúm…

    – Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Mẹ bầu cần ngồi đún tư thế, chú ý đến tư thế nằm ngủ…Đây cũng là nguyên nhân gây ra đau đầu.

    – Giữ tinh thần thoải mái: Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái tránh căng thẳng, stress, buồn bực kéo dài mất kiểm soát.

    – Đi khám định kỳ thường xuyên: Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khoẻ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và cho cả thai nhi.

    Trên đây là những chia sẻ về triệu chứng đau đầu, biện pháp điều trị và những lưu ý sử dụng thuốc điều trị mà mẹ bầu nên tránh. Hy vọng, bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích và cần thiết cho những ai đang mang thai. Chúc các mẹ bầu sức khoẻ, luôn vui vẻ, thoải mái để cho thai nhi phát triển tốt nhất nhé.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.