Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Những nguyên nhân gây sảy thai sớm 3 tháng đầu mẹ bầu cần tránh

    0

    Cập nhật vào 12/03

    3 tháng đầu của thai kỳ chính là thời điểm có vô số những yếu tố bên ngoài tác động khiến thai nhi bị tác động, bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Những nguyên nhân dưới đây có thể sẽ khiến bị sảy thai mà có thể mẹ bầu không nghĩ tới.

    1. Tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề
    2. Tuổi tác
    3. Hút thuốc, uống rượu
    4. Chấn thương, sang chấn
    5. Nhiễm sắc thể bất thường
    6. Tiền sử sảy thai
    7. Bệnh lây nhiễm
    8. Bệnh mãn tính hay rối loạn
    9. Dùng thuốc tùy tiện
    10. Chế độ dinh dưỡng không tốt

    1. Tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề

    Khi mẹ bầu mắc phải các dị tật bẩm sinh ở tử cung hoặc cổ tử cung thì nguy cơ sảy thai là rất cao.

    Vấn đề ở tử cung khiến thai phụ dễ sảy thai là các hiện tượng tử cung có vách ngăn, dính tử cung. Chính các dị tật bẩm sinh này ở tử cung khiến phôi thai không cách nào làm tổ được trên thành tử cung của mẹ bầu.

    Tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề là 1 trong những nguyên nhân gây sảy thai

    Tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề là 1 trong những nguyên nhân gây sảy thai

    Hoặc nếu may mắn làm tổ được trên thành tử cung thì khả năng cao là dinh dưỡng không đến được phôi thai, gây ra tình trạng phôi không hấp thụ đủ dưỡng chất tồn tại và kết cục là sảy thai.

    Vấn đề ở cổ tử cung mà các mẹ vẫn thường hay nghe nhắc đến đó là suy cổ tử cung. Thuật ngữ này dùng để chỉ cổ tử cung ngắn hoặc yếu một cách bất thường. Chính vì cổ tử cung yếu và ngắn như thế nên nó không đủ sức giữ thai nhi lại bên trong tử cung và gây sảy thai.

    Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, mẹ bầu gặp các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tử cung và cổ tử cung cho mẹ và tiến hành những phương pháp chưa trị tùy vào dị tật mẹ mắc phải.

    2. Tuổi tác

    Với những thai phụ trên 35 tuổi nguy cơ sảy thai là 15%, với thai phụ trong độ tuổi từ 35-45 nguy cơ này tăng lên đến con số đáng sợ là 20-35%.

    Và với những thai phụ tuổi trên 45 thì con số này còn khủng khiếp hơn nhiều. Điều này cho thấy rằng tuổi tác liên quan mật thiết đến mức độ sảy thai. Tuổi mang thai càng cao thì nguy cơ sảy thai càng lớn.

    Tuổi tác cao cũng là 1 nguyên nhân gây nguy cơ sảy thai

    Tuổi tác cao cũng là 1 nguyên nhân gây nguy cơ sảy thai

    Ngoài nguy cơ sảy thai cao, mẹ bầu trên 35 tuổi còn đồi mặt với các hệ lụy khác như trẻ mắc dị tật bẩm sinh, hội chứng Down và nhiều khuyết tật khác.

    Độ tuổi lý tưởng để có con nên là trong khoảng từ 22-29 tuổi. Nếu có con trên 35 tuổi, mẹ nhất định phải khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, ăn uống hay luyện tập cũng cần thiết phải lưu tâm nhiều hơn.

    3. Hút thuốc, uống rượu

    Thói quen hút thuốc, uống rượu nguy hại cho thai nhi là điều mà bất kỳ thai phụ nào cũng nên biết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai mà mẹ bầu không được lơ là.

    Bà bầu hút thuốc cũng dễ dẫn đến sảy thai

    Dù hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây nguy cơ sảy thai như thường. Hàng ngàn hóa chất độc hại có trong khói thuốc như cadmium, benzene, chì, … có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai.

    Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc khi mang thai, tránh càng xa khói thuốc lá khi mang thai càng tốt. Đó là những điều mà mẹ bầu nên thực hiện đúng để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

    Nếu bạn đang bầu mà hút thuốc, thì cai thuốc là việc nên làm ngay và luôn trước khi ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cai thuốc không phải dễ, sử dụng sản phẩm hỗ trợ cũng phải đảm bảo an toàn.

    Bạn có thể tham khảo sản phẩm Thuốc cai thuốc lá dạng nước súc miệng của Nhà thuốc Thanh Nghị. Với thành phần 100% thảo dược tự nhiên, điều trị hiệu quả trong 1 liệu trình và tuyệt đối an toàn.

    4. Chấn thương, sang chấn

    Đôi khi, sảy thai đến từ các sang chấn mà mẹ không thể lường trước được như tai nạn, vận động mạnh, đi nhiều, leo cầu thang, mang vác, …

    Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều tránh vận động mạnh khi mang thai. Mọi di chuyển cần nhẹ nhàng, từ tốn để tránh các va chạm không mong muốn.

    5. Nhiễm sắc thể bất thường

    Việc thừa hưởng di truyền từ bố mẹ ở mỗi chúng ta không ai giống ai. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có vai trò xác định. Nhiễm sắc thể là các túi DNA rất nhỏ và ngay sau khi thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia và tách rời để trở thành các mô và cơ quan trong cơ thể bé.

    Nhiễm sắc thể bất thường là nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên

    Trong mỗi tế bào bình thường ở người có 46 nhiễm sắc thể; 22 cặp từ bố mẹ kết hợp với cặp thứ 23 để trở thành nhiễm sắc thể quyết định giới tính. Khi mỗi tế bào phân chia, cần có một bản sao chính xác của mỗi nhiễm sắc thể trong tế bào mới.

    Nếu điều này không xảy ra hoặc một cặp không đầy đủ hoặc nhiễm sắc thể phát triển thêm, việc sẩy thai thường xảy ra sau đó.

    Ngoài ra, một số trường hợp thai kỳ thường chấm dứt sớm khi có hiện tượng trứng hoặc tinh trùng bị lỗi dẫn đến việc nhiễm sắc thể không thể khớp được với nhau gây nên. Dù phôi thai được thụ tinh nhưng do những điểm bất thường về nhiễm sắc thể nên sảy thai là điều tất yếu.

    Cơ hội mang thai lần thứ hai của mẹ bầu sau lần đầu sảy thai là có nhưng nếu mẹ bầu tiếp tục bị sảy thai ở lần kế tiếp thì nên đến ngay cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.

    Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm sắc thể của mẹ bầu hoàn toàn bình thường thì mẹ đừng quá lo lắng vì bác sĩ sẽ tư vấn các nguyên nhân khác gây nên tình trạng sảy thai để mẹ có thể phòng ngừa từ sớm và mang thai an toàn vào lần sau.

    6. Tiền sử sảy thai

    Rất nhiều trường hợp khi mẹ đã sảy thai lần hai thì sẽ lại có nguy cơ sảy thai ở những lần tiếp sau đó. Điều này không phải là không có cách khắc phục. Khi đã từng sảy thai hai lần, mẹ cần thiết phải lên kế hoạch nghỉ ngơi thư giãn để lần mang thai kế đến an toàn, tránh tình huống xấu lặp lại.

    Về khoảng thời gian lý tưởng để có em bé lại nên là từ 6 tháng đến 1 năm. Bởi, mẹ cần cho cơ quan sinh sản phục hồi hoàn toàn mới nên có thai. Và 6 tháng đến 1 năm là khoảng thời gian cần và đủ để lần mang thai sau an toàn hơn, tránh được nguy cơ sảy thai liên tiếp.

    Bên cạnh một chế độ luyện tập nhẹ nhàng, đảm bảo cơ thể có sự vận động hợp lý thì mẹ nên ngưng tất cả các công việc dùng sức, lao động nặng, mẹ cần tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi hơn là tham công tiếc việc.

    Chế độ dinh dưỡng cũng cần thiết phải lưu tâm nếu mẹ đã từng sảy thai trước đó. Bổ sung các vi chất như sắt, canxi, B6, magie … dồi dào để ngăn ngừa sảy thai. Đồng thời với chế độ ăn uống lành mạnh, nạp đầy đủ vi chất cần thiết thì mẹ cần giữ một tinh thần lạc quan, thoải mái.

    7. Bệnh lây nhiễm

    Khi mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm như quai bị, rubella, sởi, lậu, HIV/AIDS, nhiễm listeria, … thì nguy cơ sảy thai là điều khó tránh khỏi.

    Một số bệnh lây nhiễm như HIV cũng có thể gây sảy thai

    Một số bệnh lây nhiễm như HIV cũng có thể gây sảy thai

    Ngoài ra thì bệnh nhiễm trùng cũng là 1 trong số những nguyên nhân gây sảy thai. Một số nhiễm trùng không gây triệu chứng gì.

    Hiện nay, người ta cho rằng việc nhiễm trùng qua nhau thai hoặc qua cổ tử cung của người mẹ là chính. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra trong chính nhau thai hoặc phôi. Đôi khi, truyền máu cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

    Một số bệnh nhiễm trùng chủ yếu là sởi, quai bị, mụn rộp, một số loại vi khuẩn và các bệnh lây qua đường tình dục.

    Để ngăn ngừa tình trạng sảy thai, mẹ nên khám sức khỏe trước khi có thai để có thể phòng tránh bằng cách chích ngừa cho một số căn bệnh lây nhiễm như cúm,sởi, rubella, … 3 tháng trước khi mang thai.

    Chuẩn bị một sức khỏe tốt trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sảy thai.

    8. Bệnh mãn tính hay rối loạn

    Một vài căn bệnh mãn tính hay rối loạn cũng góp phần gây ra hiện tượng sảy thai như bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu di truyền, rối loạn miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, …

    Bệnh phù cũng được xem là một nguyên nhân chính gây hư thai. Đây là một rối lọan của ruột nơi cơ thể không dung nạp protein gluten và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách.

    Để phòng ngừa nguy cơ sảy thai do các căn bệnh mãn tính, mẹ bầu nên ăn uống theo chế độ giảm calorie, carbonhydrate.

    Đồng thời với chế độ ăn lành mạnh là chế độ tập luyện hợp lý cũng như thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

    9. Dùng thuốc tùy tiện

    Khi mang thai, việc uống thuốc đều phải có sự chỉ định của bác sĩ vì có những thành phần làm sảy thai mà mẹ không lường hết được.

    Dùng thuốc tùy tiện cũng có thể gây sảy thai

    Chính vì thế nên khi điều trị bất kỳ bệnh nào, mẹ nên thông báo với bác sĩ về tình hình mang thai để bác sĩ điều chỉnh thuốc an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

    Dù là các loại thuốc bổ, vitamin thì mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Vì thể trạng, sức khỏe của từng mẹ bầu là khác nhau nên liều lượng vitamin cần nạp vào cơ thể cũng không giống nhau được.

    10. Chế độ dinh dưỡng không tốt

    Một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt axit folic hay sắt cũng là nguyên nhân gây sảy thai phổ biến. Mẹ mang thai ăn các thực phẩm không có lợi như đủ đủ xanh, gan động vật, nha đam, lá ngải cứu, … đều có thể gây sảy thai.

    Uống bổ sung viên thuốc sắt, axit folic khi mang thai là điều vô cùng cần thiết để thai nhi khỏe mạnh, cứng cáp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai.

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.