Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Nôn trớ ở trẻ – bác sĩ My chuyên khoa Nhi TW chia sẻ cách khắc phục đơn giản tại nhà

    0

    Cập nhật vào 07/06

    Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị My là bác sĩ chuyên khoa Nhi nổi tiếng hiện đang làm việc tại khoa Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ My được biết tới với tên gọi thân mật “Bác sĩ của con yêu”. Bác cho rằng nôn trớ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nó cũng có thể tiềm ẩn một bệnh lý nào đó.

    Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?

    Theo bác sĩ My chia sẻ, nếu trẻ nôn trớ, kể cả nhiều lần trong ngày, được xem là bình thường nếu:

    • Trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn uống, vui chơi và tăng cân đều.
    • Không kèm theo các biểu hiện như: chậm lớn, nôn ra máu, lười ăn, buồn nôn hoặc có các tư thế bất thường.

    Vì đây, được xem là một trong những biểu hiện sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ, không phải là bệnh lý.

    Nôn trớ ở trẻ - bác sĩ My chuyên khoa Nhi TW chia sẻ cách khắc phục đơn giản tại nhà

    Nhưng nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày kèm theo một trong những biểu hiện sau thì cha mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay để được xử lý kịp thời:

    • Sốt trên 38 độ C
    • Nôn nhiều lần trong ngày và liên tục suốt 24 giờ.
    • Khó thở, tim đập nhanh.
    • Trong dịch nôn thấy màu xanh vàng hoặc lẫn vết máu,
    • Bụng chướng,
    • Có dấu hiệu mất nước như: môi khô, tiểu ít, tiểu dắt.
    • Lơ mơ, không tỉnh táo.

    Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

    Bác sĩ My cho rằng, nôn trớ có thể bắt nguồn từ hai nguyên do chính.

    Nguyên nhân sinh lý

    Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt, dạ dày của bé còn nằm ngang nên cơ thắt tâm vị yếu khiến cho thức ăn trong dạ dày dễ trào ngược ra ngoài. Lại kết hợp thêm các phương pháp chăm sóc con sai lầm khiến con nuốt nhiều bóng khi vào bụng, khiến bé chướng bụng, đầy hơi và dễ nôn trớ.

    Nôn trớ ở trẻ - bác sĩ My chuyên khoa Nhi TW chia sẻ cách khắc phục đơn giản tại nhà

     

    Nguyên nhân bệnh lý

    Một số bệnh lý gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh bao gồm:

    • Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus gây kích thích dạ dày của trẻ.
    • Tắc nghẽn dạ dày – ruột do dị tật đường tiêu hóa.
    • Dị ứng.
    • Gặp tình trạng bất dung nạp sữa.
    • Một số phương pháp chăm con sai lầm có thể khiến bé nôn trớ được bác sĩ My chỉ ra:
    • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
    • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.
    • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay.
    • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt.

    Hậu quả nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài

    Bác My cũng nhấn mạnh cha mẹ cần chú ý đưa bé đi khám ngay khi thấy con bị nôn trớ. Nôn trớ kéo dài gây nhiều hậu quả khôn lường tới sức khỏe của con như:

    • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đi ngoài, ăn uống không tiêu, cơ thực quản co thắt kém.
    • Viêm đường tiêu hóa do axit dạ dày trào ngược, đồng thời có thể làm tổn thương thực quản và khoang mũi miệng.
    • Bé biếng ăn, khó chịu vì phải ăn uống nên càng kén ăn, dẫn đến mệt mỏi, thấp còi, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ.
    • Khi các chất nôn không được làm sạch, bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng…
    • Đặc biệt, có thể chất nôn lạc vào đường hô hấp gây ngạt hoặc tử vong.

    Cách xử trí đơn giản, hiệu quả tại nhà

    Theo bác sĩ My, để cải thiện tình trạng nôn trớ của con triệt để, lời khuyên của bác là cha mẹ cần thay đổi thói quen chăm sóc con, điều chỉnh lại chế độ ăn uống.

    • Cho bé bú đúng tư thế, ngậm núm vú đúng cách.
    • Bú từ từ, không để bé ăn quá no.
    • Cách pha sữa cũng rất quan trọng, tránh tạo quá nhiều bọt khí.
    • Sau khi trẻ ăn no, bế và vỗ ợ hơi giúp bé. Không bế xốc và đùa với trẻ khi trẻ no,
    • Mát-xa quanh rốn nhẹ nhàng giúp giảm co bóp dạ dày. Và cách mát-xa bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại trạng, giúp tăng nhu động ruột, tiêu hóa trẻ tốt hơn, giảm chướng bụng, đầy hơi và nôn trớ.
    • Có thể cho bé dùng sản phẩm hỗ trợ giúp hết nôn trớ có thành phần an toàn, lành tính, đặc hiệu dùng cho trẻ từ sơ sinh để giúp con giảm đầy hơi, chướng bụng.
    • Nếu đã điều chỉnh mà tình hình nôn trớ của con không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như: sốt, quấy khóc, lơ mơ, nôn liên tục, co giật, chất nôn có màu… thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

    Thạc sĩ, bác sĩ My chia sẻ: “ Nhiều cha mẹ thiếu kĩ năng khi xử lý con bị nôn trớ, điều này nếu không may có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, hoặc nguy hiểm hơn là tính mạng của con khi bị dị vật nôn vô tình tràn vào đường thở. Do vậy, cha mẹ cần chú ý khi con trẻ gặp vấn đề nôn trớ thường xuyên.”

    Liên hệ Bác sĩ My – Chuyên khoa Nhi TW để được tư vấn miễn phí cách giúp con hết nôn trớ, ọc sữa và các vấn đề khác.

    Hoặc ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm Avomir – siro giúp bé thoát khỏi tình trạng nôn trớ, ọc sữa ngay tại https://avomir.vn/

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.