Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 

    0

    Cập nhật vào 25/05

    Nhiều người cho rằng bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở người lớn do lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học mà không thể xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi trẻ sơ sinh. Sự thật này có đúng không?

    Nhiều bậc cha mẹ gửi thắc mắc tới Thaythuocnam về tình trạng con có các triệu chứng như khó đi ngoài, đại tiện ra máu, kém ăn, chậm lớn. Chuyên gia cho rằng, khả năng cao bé nhà bạn đã mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Cha mẹ đừng bỏ qua thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em.

    1. Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

    Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch bị áp lực, phình to và hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ ở trẻ em hình thành do các thói quen xấu gây tăng áp lực hậu môn.

    Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

    Bệnh trĩ được phân loại thành các loại:

    • Trĩ nội: Loại trĩ hình thành trong ống hậu môn với các biểu hiện ban đầu là chảy máu búi trĩ, đau rát hậu môn. Khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, búi trĩ có thể lòi ra ngoài mới phát hiện
    • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là loại trĩ hình thành bên ngoài thành hậu môn, búi trĩ sa xuống có thể nhìn hoặc sờ thấy.
    • Trĩ hỗn hợp: Hiện tượng trĩ nội và trĩ ngoại cùng xuất hiện, gây hậu quả nghiêm trọng.

    Bệnh trĩ ở trẻ em

    2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em

    Các nguyên nhân có thể khiến bệnh trĩ xuất hiện là:

    Táo bón kéo dài ở trẻ

    Táo bón lâu ngày ở trẻ là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Bé có thể bị trĩ do không bổ sung đủ lượng chất xơ. Đây là do thói quen quên bổ sung chất xơ cho bé ở các mẹ hoặc do bé lười ăn hoa quả, chất xơ.

    Bé đi vệ sinh quá lâu 

    Thói quen đi vệ sinh quá lâu có thể tăng áp lực lên hậu môn, chèn ép tĩnh mạch hậu môn và hình thành búi trĩ. Do đó, mẹ nên kiểm soát thời gian đi vệ sinh của con, phòng ngừa bệnh táo bón và trĩ.

    Bé đi vệ sinh quá lâu dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ

    Nguyên nhân do thể trạng của bé 

    Trẻ em là đối tượng đang hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, các cơ ở hậu môn khá yếu, dây chằng chưa bền vững, dễ bị đẩy lên phía trên.

    3. Triệu chứng khi bé bị bệnh trĩ

    Khi phát hiện một số triệu chứng sau, có thể bé đã bị bệnh trĩ:

    • Bé đi đại tiện khó khăn: Dấu hiệu của trẻ bị bệnh trĩ đầu tiên chính là khó đi đại tiện. Khi bé có một số biểu hiện như khó đi vệ sinh, ngồi lâu, có thể bé đã bị trĩ. Bé có thể khóc khi đi vệ sinh do đau đớn, đây là biểu hiện khi bị bệnh trĩ.
    • Đại tiện ra máu: Khi bị trĩ, bé thường xuyên phải cố rặn mới có thể đẩy phân ra ngoài, điều này vô tình gây chảy máu.
    • Sa búi trĩ: Hiện tượng sa búi trĩ dễ xuất hiện ở trẻ em lẫn người lớn. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ có thể còn nhỏ và sa ra ngoài. Sau đó, búi trĩ có thể thụt ngược vào trong.

    4. Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

    Để cải thiện tiêu hóa cho bé, phòng ngừa bệnh trĩ, mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của bé.

    Bổ sung đủ chất xơ mỗi ngày từ rau quả, uống đủ nước để phòng ngừa bệnh trĩ

    • Bổ sung đủ chất xơ mỗi ngày từ rau quả, uống đủ nước để phòng ngừa táo bón
    • Vệ sinh hậu môn cho bé, tránh các vi khuẩn, virus tấn công
    • Nhắc bé đi vệ sinh đúng giờ: Điều này giúp động ruột của bé hoạt động tốt hơn, đai đại tiện đều đặn và dễ dàng hơn, phòng ngừa bệnh trĩ

    Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần bổ sung chất xơ vào chế độ ăn của bản thân, phòng ngừa táo bón ở mẹ sang bé. Bên cạnh đó, một số loại sữa công thức quá nhiều dinh dưỡng cũng có thể làm bé bị táo bón, dễ bước sang trĩ hơn.

    Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em và cách phòng ngừa. Bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng như viêm nứt rách hậu môn, viêm đại tràng, polyp thậm chí ung thư đại trực tràng, đe dọa tới tính mạng. Hãy chăm sóc sức khỏe con của bạn ngay từ hôm nay, phòng ngừa bệnh trĩ. Hãy truy cập website của công ty dược phẩm PQA để tìm hiểu thêm các thông tin về sức khỏe.

     

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.