Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

    0

    Cập nhật vào 22/03

    Xin chào bác sĩ! Tôi có một vấn đề này muốn được bác sĩ tư vấn. Vợ tôi mới có bầu được 4 tuần nhưng ốm nghén rất nặng với nhiều biểu hiện. Đặc biệt là nôn nhiều và rất khó ăn uống. Tôi muốn hỏi bác sĩ là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai là do đâu, có nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và con không? Có cách nào để làm giảm bớt tình trạng ốm nghén không? Tôi xin cám ơn!

    Trả lời:

    Lời khuyên từ chuyên gia Hello Doctor:

    Chào bạn!

    Trước hết, chúc mừng gia đình bạn chuẩn bị được đón thêm một thành viên mới. Và bạn là một người chồng rất biết quan tâm đến sức khỏe của vợ con. Với tình trạng của vợ bạn như vậy thì Hello Doctor xin được giải đáp như sau:

    Ốm nghén do đâu?

    Ốm nghén với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai là biểu hiện rất bình thường ở tất cả các bà bà. Bởi đây chính là dấu hiệu cho thấy một mầm sống đang được hình thành trong cơ thể của người mẹ.

    Thông thường ốm nghén chỉ xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể người mẹ chưa quen với sự xuất hiện của em bé trong tử cung.

    Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều về nội tiết tố. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu khiến các bà bầu thường ốm nghén trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Sau giai đoạn này, nhiều người sẽ gần như hết hẳn chứng ốm nghén và ăn uống trở lại bình thường. Nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt, bà bầu nghén trong suốt cả thai kỳ. Trường hợp này không nhiều. Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén diễn ra quá nặng nề, biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó phát tác do cơ thể người mẹ khi mang thai sức đề kháng kém, bệnh cũ phát tác hoặc nhiễm bệnh nào đó.

    Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là biểu hiện ốm nghén thông thường của bà bầu

    Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là biểu hiện ốm nghén thông thường của bà bầu

    Một số nguyên nhân không thể loại trừ khi tình trạng ốm nghén quá nặng

    – Không ăn uống đủ chất

    Nếu bà bầu ốm nghén quá nặng, ăn uống không đủ chất, lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết) sẽ có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Trong thời gian mang thai, điều này lại càng dễ xảy ra hơn. Thông thường, với nhiều bà bầu ốm nghén quá nặng thì rất rất xảy ra tình trạng này.

    – Thiếu máu

    Trong thời gian mang bầu, cơ thể người mẹ có lượng luân chuyển máu nhiều hơn để nuôi cả thai nhi. Nếu bà bầu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm. Điều này sẽ khiến bà bầu có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Tình trạng có thể trầm trọng hơn lúc về sáng. Bà bầu rất hay bị chóng mặt, choáng váng. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất khi thiếu máu.

    – Thời tiết thất thường

    Bà bầu trong thời gian mang thai thường khá nhạy cảm với thời tiết. Trời nóng quá hoặc lạnh quá sẽ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và rất dễ bị hạ đường huyết dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai.

    Để biết cách khắc phục, bạn nên tham khảo thêm Cách chữa ốm nghén cho phụ nữ mang thai

    Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

    Chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai khiến cho cơ thể người mẹ rất mệt mỏi, căng thẳng khi phải đối phó với chúng hàng ngày trong suốt thời gian đầu thai kỳ. Nếu chỉ là biểu hiện ốm nghén thông thường thì tình trạng này sẽ hết sau 3 tháng.

    Tuy nhiên, mẹ bầu nếu bị đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai. Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi sau này. Vì vậy, với biểu hiện đau đầu thì các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý.

    Cách làm giảm bớt tình trạng ốm nghén

    Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho mẹ bầu có cảm giác ghê sợ. Nên ăn những gì mà họ thích và cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Nên uống nhiều nước để bù nước do nôn nghén. Thay đổi thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của bà bầu. Ăn nhiều hoa quả và các loại thịt đỏ, thay đổi cách chế biến cho dễ ăn và không còn cảm giác sợ mùi thức ăn.

    Bà bầu nên ăn uống đủ chất, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

    Bà bầu nên ăn uống đủ chất, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để giảm bớt tình trạng ốm nghén

    Nên giữ cho tâm trạng thoải mái, đi lại nhẹ nhàng, nghe nhạc thư giãn để tinh thần được thoải mái. Chú ý để mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều trong thời gian mang thai, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, tránh xúc động mạnh.

    Nếu như tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai tiến triển ngày càng nặng, nhất là tình trạng đau đầu thì cần đến các cơ sở y tế để khám và nhận biết có phải biểu hiện của bệnh lý gì hay không. Từ đó tìm lời khuyên và cách khắc phục tốt nhất, giúp cho mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, tốt cho cả mẹ và con.

    Chúc cho vợ bạn nhanh chóng ổn định sức khỏe!

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.