Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Mang thai giả là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh

    0

    Cập nhật vào 11/12

    Bạn có thể chậm và tắt kinh, ngực căng tức rồi tiết sữa, ngay cả buồn nôn ốm nghén, nhưng lại hoàn toàn không phải có “tin vui”. Những triệu chứng mang thai giả này từ đâu mà có? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    Mang thai giả là gì?

    Mang thai giả có tên tiếng Anh là pseudocyesis. Hiện tượng mang thai giả được hiểu là những trường hợp phụ nữ về mặt sinh lý không có thai nhưng cảm xúc và triệu chứng cơ năng của cơ thể giống hệt như những người mang thai tháng đầu thai kỳ. Nghĩa họ cũng ốm nghén, mất kinh, thèm chua, rồi cảm giác bụng và ngực to lên.

    Tuy nhiên, đến khi đi khám tại các cơ sở y tế thì hoàn toàn không có sự xuất hiện của bào thai, nói các khác là không hề có thai.

    Các triệu chứng thường gặp khi mang thai giả

    Các triệu chứng khi mang thai giả
    Các triệu chứng khi mang thai giả

    Việc nhận biết mang thai giả khá khó khăn nếu bạn không thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm về thai kỳ vì các dấu hiệu của hiện tượng này rất giống các dấu hiệu mang thai thông thường.

    Theo các nghiên cứu cho thấy khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đều đã từng bị chẩn đoán nhầm là mang thai bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các dấu hiệu nhầm lẫn đó là:

    • Tắc kinh
    • 50-90% bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
    • 60-90% bụng to lên
    • Ngực căng to, đau nhức, có tiết sữa
    • Ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi thường là vào buổi sáng
    • Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn chua, thèm ăn ngọt
    • Dấu hiệu thai máy, thực chất là do nhu động ruột non. 50-75% phụ nữ cảm thấy điều này
    • 1% có dấu hiệu chuyển dạ thật.

    Các triệu chứng trên có thể tồn tại suốt 9 tháng, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm.

    Để biết mình mang thai thật hay giả thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết Dấu hiệu nhận biết có thai thật đơn giản nhất

    Nguyên nhân mang thai giả

    Những người phụ nữ trên 30, 40 tuổi bị hiếm muộn, từng bị sảy thai, bị mất con vì nguyên nhân nào đó là đối tượng dễ có nguy cơ mang thai giả. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả:

    • Do tâm lý: Hầu hết các trường hợp mang thai giả là do yếu tố tâm lý gây ra. Vì trong lòng muốn có thai nên cơ thể cũng phát sinh ra những triệu chứng tương tự như khi mang thai, thông thường trong kiểu mang thai giả này, hormone HCG trong cơ thể sẽ không tăng lên.
    • Do một số bệnh lý trong cơ thể: Phần lớn triệu chứng của mang thai thời kỳ đầu do hormone HCG ở nhau thai gây ra. Một số bệnh lý như lupus ban đỏ cũng khiến cho nồng độ HCG trong máu tăng lên, từ đó xuất hiện các triệu chứng giống như mang thai. Bởi vậy, nếu sau khi siêu âm không phát hiện thấy hiện tượng mang thai nhưng nồng độ HCG trong máu tăng lên thì bạn nên đến viện để kiểm tra xem cơ thể mình có xuất hiện bệnh gì bất thường không. Ngoài ra, khi người phụ nữ mắc bệnh u nang buồng trứng hoặc các bệnh về gan, thận, cũng làm cho bụng phình ra và trướng lên, dẫn đến lầm tưởng là có thai.

    Cách chẩn đoán mang thai giả

    Để xác định xem bạn có đang mang thai giả hay không, bác sĩ thường sẽ đánh giá các triệu chứng gặp phải, đồng thời thực hiện khám vùng chậu và siêu âm bụng. Đây cũng là các xét nghiệm được sử dụng để phát hiện và theo dõi thai nhi khi mang thai thật sự. Đôi khi, bác sĩ cũng sẽ phát hiện một số thay đổi về thể chất vốn xảy ra trong khi mang thai, chẳng hạn như tử cung mở rộng hoặc mềm cổ tử cung.

    Nếu mang thai giả, kết quả siêu âm sẽ cho thấy không có sự hình thành của thai nhi và nhịp tim thai. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, siêu âm là xét nghiệm duy nhất có thể giúp bạn xác định chính xác 100% liệu bạn có đang mang thai không.

    Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp bạn có được câu trả lời chính xác nếu bạn mang thai giả, chỉ trừ khi bạn mắc phải các bệnh ung thư hiếm gặp có khả năng tạo ra các hormone tương tự như hormone thai kỳ.

    Điều trị triệu chứng mang thai giả như thế nào?

    Mang thai giả không được xem là một tình trạng bệnh lý, vì vậy không có khuyến nghị chung nào để điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bất thường, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc để cải thiện sức khỏe.

    Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ cho rằng đây là một vấn đề tâm lý hơn là một vấn đề về thể chất. Bởi khi một người phụ nữ tin rằng mình đang mang thai, đặc biệt là nếu niềm tin này tồn tại trong một thời gian dài, có thể cô ấy sẽ rất thất vọng khi biết rằng mình chỉ đang mang thai giả. Người thân và các bác sĩ cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giải thích về kết quả kiểm tra và nên hỗ trợ trong việc điều trị tâm lý hoặc trị liệu nếu cần đảm bảo bệnh nhân có thể khôi phục tâm trạng nhanh nhất.

    Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về triệu chứng mang thai giả và các vấn đề liên quan đến triệu chứng này.

    Xem thêm: 

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.