Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Mối quan hệ giữa trầm cảm kháng trị và bệnh Parkinson

    0

    Cập nhật vào 07/12

    Trầm cảm kháng trị và bệnh Parkinson có một mối quan hệ đặc biệt với nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ đó.

    Có thể chúng ta đã biết rằng trầm cảm là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh liệt rung Parkinson. Tuy nhiên việc trầm cảm kháng trị (không đáp ứng điều trị) ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ phát bệnh Parkinson lại là điều đáng suy nghĩ.

    Các bác sĩ đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị bệnh Parkinson gấp 3 lần những bệnh nhân không mắc bệnh trầm cảm. Điều đó khiến cho cộng đồng người mắc bệnh trầm cảm rất lo lắng vì có thể mắc cả bệnh Parkinson.

    Mối quan hệ giữa trầm cảm kháng trị và bệnh Parkinson 1

    Tuy nhiên, không phải cứ mắc bệnh trầm cảm là bị bệnh Parkinson, mà cần có sự kết hợp của cả hai yếu tố đó là mắc bệnh trầm cảm nặng và cao tuổi.

    Dựa trên số liệu nghiên cứu bảo hiểm quốc gia Đài Loan, với mẫu nghiên cứu gồm 4,636 bệnh nhân trầm cảm và 18,544 người không trầm cảm, các tác giả phân tích hồi cứu bệnh nhân trên 20 tuổi từ tháng 1/200- đến 31/12/2001 về 4 nhóm tuổi và giới tính, ngẫu nhiên, có kiểm soát với người không trầm cảm.

    Kết quả là từ năm 2002 – 2009, có 66 bệnh nhân trầm cảm (1,42%) và 97 người nhóm chứng (0,52%) được chẩn đoán bị bệnh Parkinson. Sau khi xử lý bổ sung tuổi và phái, kết quả HR (Harzard Ratio) ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson trong quá trình theo dõi là 3,24 lần (95% CI, 2.36 – 4.44; P<,001) cao hơn so với nhóm người không bị trầm cảm.

    Nguy cơ dẫn tới bệnh Parkinson tiếp tục tăng lên trong thời gian theo dõi. Sau khi loại số bệnh nhân bị bệnh Parkinson đã được chẩn đoán trong 2 năm theo dõi, tỷ lệ (HR=3.10)  ở bệnh nhân trầm cảm (đang tiếp tục điều trị) vẫn cao hơn so với nhóm người không bị trầm cảm. Sau khi loại bỏ bệnh nhân trầm cảm  đã bị bệnh Parkinson, theo dõi tiếp 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm bị bệnh Parkinson (HR = 2,84) vẫn cao hơn nhóm người không  bị trầm cảm.

    Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy đối với bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 60 ngày sẽ tăng khả năng bị bệnh Parkinson sau 2 năm được chẩn đoán lên 2 lần hoặc. Phát hiện này khiến cho các nhà khoa học đưa ra rất nhiều lý giải cho tình trạng này. Quan điểm ngộ độc thần kinh ở bệnh trầm cảm có liên quan tới trầm cảm kháng trị và trầm cảm càng kháng trị thì càng nhiều nguy cơ mắc bệnh Parkinson được nhiều người ủng hộ.

    Một lý do khác đó là các bệnh nhân trầm cảm kháng trị thường được dùng “thêm” các thuốc khác ngoài thuốc chống trầm cảm như thuốc chống loạn thần; kết quả là tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn và có thể góp phần gia tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson.

    Mối quan hệ giữa trầm cảm kháng trị và bệnh Parkinson 2

    Các thuốc cách chữa trị bệnh trầm cảm có làm tăng chẩn đoán trầm cảm hay không? Đó là vấn đề mà người ta quan tâm và để trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành một cuộc nghiên cứu khác và nhận thấy không có sự khác biệt giữa việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân có bệnh Parkinson hay không có bệnh Parkinson. Kết quả đã bác bỏ luận điểm rằng thuốc chống trầm cảm là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson. Các tác giả cho rằng có các yếu tố khác gây ra bệnh Parkinson, ví dụ chính trầm cảm là nhân tố gây ra. Một điều lý thú khác ghi nhận được từ cuộc nghiên cứu đó là giới tính không phải nguy cơ đối với bệnh Parkinson.

    Suy giảm chất chuyển vận thần kinh monoamine và tình trạng viêm nhiễm mạn tính có thể giải thích một phần mối quan hệ giữa trầm cảm và PD. Ts Yang phỏng đoán 2 hóa chất thần kinh trung gian dopamine và serotonine có thể đóng vai trò trong cả trầm cảm và PD. Ở bệnh nhân trầm cảm, dopamine có liên quan tới triệu chứng trầm cảm như các biểu hiện thiếu nghị lực.

    Nghiên cứu này góp phần đưa ra những vấn đề mới trong việc điều trị bệnh trầm cảm và cần được thảo luận kĩ bởi các nhà khoa học.

    Xem thêm :

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.