Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì khi lái xe ô tô?

    0

    Cập nhật vào 05/08

    Khi mang thai, phụ nữ phải đặc biệt cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt khi lái xe. Vậy phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì khi lái xe ô tô?

    1. Phụ nữ mang thai có thể lái xe trong giai đoạn nào?

    Các chuyên gia nhận thấy mẹ bầu hoàn toàn có thể đi tự di chuyển bằng phương tiện ô tô chỉ có điều do đặc điểm của phụ nữ mang bầu thường bị đau lưng, nhu cầu vệ sinh, lên xe xuống xe sẽ khó khăn hơn vì bụng bầu lớn nên thường bất tiện và không khả quan.

    Phụ nữ mang thai có thể lái xe trong giai đoạn nào?

    Với nhiều mẹ bầu có sức khỏe tốt việc tự lái xe sẽ dễ dàng hơn, nhiều mẹ bầu sức khỏe yếu không nên lái xe ô tô. Đặc biệt với nhiều thời điểm mẹ bầu tuyệt đối không nên tự lái xe ô tô: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

    • Ba tháng đầu nhiều mẹ bầu thường bị nghén, mệt mỏi, buồn ngủ, ngồi trong ô tô lâu máu huyết không được lưu thông, ngồi nhiều tử cung bị chèn ép…điều này dễ làm mẹ bầu mất tập trung dẫn đến va chạm lại càng nguy hiểm.
    • Ba tháng cuối: Lúc này bụng bầu quá lớn, khó khăn khi lên xuống xe, khó ngồi lái xe ảnh hưởng đến thai nhi, mất an toàn.

    Thời điểm ổn định nhất nếu bạn muốn lái xe ô tô không thời kỳ mang thai đó chính là và khoảng trung tuần 14 đến 28. Tuy nhiên nếu bạn là người có sức khỏe không được tốt, hay chóng mặt, chuột rút hoặc mẹ bầu thiếu máu dễ bị ngất xỉu thì không nên lái xe.

    2. Phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì khi lái xe ô tô?

    2.1. Những việc không nên làm

    Không nên lái xe khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn nôn

    Hóc-Môn trong người phụ nữ khi mang thai tăng cao khiến cơ thể rất dễ mệt mỏi hoặc bị ốm. Do vậy, giống như bất kỳ người lái xe buồn ngủ khác trên đường, điều này rất nguy hiểm và không an toàn. Đặc biệt, không nên lái xe khi đang đau bụng sinh.

    Phụ nữ mang thai không nên lái xe khi cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn nôn

    Tránh sử dụng điện thoại

    Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa tai nạn là để tránh mất tập trung là hãy tránh nghe điện thoại. Hãy chờ cho đến khi thật an toàn mới thực hiện điều này.

    2.2. Những việc nên làm

    Chọn vị trí ngồi thoải mái

    Điều chỉnh vị trí ghế lái và vô lăng hợp lý khi lái xe, tay lái nên để xa bụng bầu. Điều chỉnh gương, chỉ ghế ngả bớt về phía sau một chút cho tư thế ngồi được thoải mái hơn, dễ dàng đạp chân ga và chân phanh hơn. Đặt một chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc cuộn một chiếc khăn mềm kê sau lưng để cảm giác đau lưng được giảm bớt.

    Các mẫu xe Lexus với thiết kế nội thất đẹp, khoang ngồi cả trước và sau đều rộng, phù hợp với bà bầu và gia đình đông thành viên. Giá bán xe Lexus giao động từ 2,5 tỷ đến 8,3 tỷ đồng, bạn có thể xem bảng giá chi tiết tại Giá xe ô tô Lexus.

    Thắt dây an toàn đúng cách

    Phần lớn những rủi ro không đáng có xảy ra là do đeo dây an toàn chưa đúng cách. Dây an toàn sẽ giúp giữ chặt những phần cơ thể, như phần thân trên, khung xương chậu, qua đó giúp bảo vệ phần mềm như phần bụng mang thai nhi. Việc đeo dây không đúng cách sẽ đặt nhiều áp lực lên bụng thai phụ. Dây an toàn nên được bám sát vào người.

    Thắt dây an toàn đúng cách khi lái xe

    Khi thắt, vòng dây đai lưng xuống bên dưới bụng càng thấp càng tốt, phù hợp nhất là vị trí nang xương hông, sẽ khiến cho phần bụng dễ chịu hơn và nâng đỡ thai nhi trong suốt hành trình. Tránh để dây an toàn áp sát vào bụng trên, vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nếu có một cú nhấn ga mạnh hay phanh gấp.

    Trang bị túi khí phù hợp 

    Ngoài dây an toàn, trên xe còn được trang bị túi khí. Trang thiết bị này đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt nếu được kết hợp cùng với đai an toàn, tất nhiên với điều kiện người lái ngồi đúng cách, tức là khoảng cách vừa đủ với túi khí. Khi vận hành xe, các mẹ bầu nên ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách bằng 2 gang tay từ bụng đến túi khí và tuyệt đối không sử dụng gối hoặc đệm để thay đổi vị trí ngồi.

    Ngả ghế để có vị trí ngồi lái thoải mái

    Hạ ghế về phía sau giúp giảm căng thẳng phía sau lưng, tạo cảm giác thoải mái cho mẹ bầu, nhờ đó có thể điều khiển xe dễ dàng và an toàn hơn. Hơn nữa, những dòng xe gia đình nhỏ có thể giúp người lái dễ dàng chỉnh sửa ghế ngồi và dây đai an toàn.

    Ngả ghế để có vị trí ngồi lái thoải mái khi lái xe

    Khi tham gia giao thông, phụ nữ mang thai nên hạ ghế về phía sau, sau đó chỉnh gương xe cho phù hợp với tầm mắt, nếu có thể, mẹ bầu nên chọn các dòng xe thấp và khi vào số không nên dùng quá nhiều lực ở lưng.

    Lái xe cẩn thận

    Việc lái xe an toàn là điều tối quan trọng khi các bà bầu thường di chuyển trong những con đường đông đúc. Điều khiển xe ở tốc độ vừa phải, hạn chế những đoạn đường xóc hoặc uống những chất kích thích chính là những điều phải luôn ghi nhớ khi các bà bầu điều khiển chiếc xe của mình.

    Ở những chặng đường xa thì phụ nữ mang thai phải lưu ý nhắc nhở người điều khiển xe cũng nên thực hiện những điều tương tự như trên và đặc biệt hơn là cần quan tâm đến sức khoẻ của thai phụ để có thể kịp thời xử lý, điều khiển trong điều kiện an toàn nhất.

    Hệ thống an toàn trên xe BMW luôn làm tất cả mọi người cảm thấy hài lòng, chế độ cân bằng thân xe cực tốt cho các vòng cua đánh lái dễ dàng. Mẫu xe này phù hợp cho bà bầu, bạn có thể tham khảo giá chi tiết tại Bảng giá xe BMW.

    Mang theo nước uống, thức ăn nhẹ

    Chuyện thường xuyên “đói khát” với bà bầu là điều rất bình thường. Thai nhi luôn tạo cho bạn cảm giác thèm ăn và đặc biệt thời tiết nóng có thể cần phải bổ sung nước khi cần thiết. Hãy nhớ chuẩn bị tối thiểu là vài chai nước, tốt hơn là kèm thêm ít hoa quả, bánh ngọt để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ lẫn thai nhi trong những chuyến đi xa.

    Như vậy, để an toàn nhất, phụ nữ mang thai chỉ nên lái xe trong giai đoạn 2 thai kỳ (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Khi lái xe, nên chọn chỗ ngồi thoải mái, rộng rãi, không thắt dây an toàn quá chặt.

    Vui lòng đánh giá bài viết
    Share.

    Comments are closed.