Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Tất tật các thông tin về rạn da khi mang thai mẹ bầu cần biết

    0

    Cập nhật vào 10/06

    Rạn da khi mang thai mà hiện tượng mà đến 90% phụ nữ gặp phải trong thai kỳ. Cho nên tất cả các thông tin đầy đủ về rạn da trong thai kỳ dưới đây tin chắc rằng mẹ bầu nào cũng cần biết.

    Rạn da khi mang thai là gì?

    Rạn da là tình trạng đứt gãy các liên kết giữa các mô dưới da. Mà cụ thể là liên kết giữa collagen và elastin là hai yếu tố quan trọng trong tế bào da. Đây là hiện tượng xảy ra do sự kéo căng da quá mức trong thời gian dài và sự gia tăng costisone làm ảnh hưởng đến nồng độ collagen trên da. Khi da bị kéo căng quá mức mà không được hỗ trợ sẽ dẫn đến đứt gãy các liên kết và tạo nên các vết rạn.

    Rạn da khi mang thai là gì?

    Da gồm ba lớp chính là hạ bì, trung bì và thượng bì. Rạn da xuất hiện ở tầng hạ bì hoặc trung bì khi các mô liên kết da vượt quá giới hạn của nó. Tình trạng bệnh thường xảy ra do giãn nở hoặc co rút nhanh chóng của các tế bào da.

    Nguyên nhân khiến da bị rạn khi mang thai

    Rạn da xuất hiện khi cơ thể thay đổi kích thước đột ngột, tăng cân quá nhanh của mẹ bầu khiến cho làn da không kịp phát triển theo. Lúc này, những sợi collagen và elastine mang chức năng đàn hồi trên da sẽ bị đứt gãy và chưa kịp phục hồi. Đặc biệt ở những vùng da mỏng và nhạy cảm như bụng, đùi, mông, ngực… rạn da sẽ xuất hiện nhiều hơn.

    Rạn da xuất hiện trong giai đoạn nào của thai kỳ

    Thật khó để mẹ biết trước được mình sẽ bị rạn da. Bởi không có căn cứ nào để chúng ta dự đoán được chính xác thời gian xuất hiện vết rạn da thai kỳ. Có những mẹ các vết rạn xuất hiện rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện.

    Nhưng nhìn chung có thể thấy thời điểm xuất hiện rạn da sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh vào một thời điểm nào đó thì khả năng xuất hiện các vết rạn cũng cao hơn.

    Dấu hiệu để nhận biết rạn da khi mang thai

    Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau khi bạn sinh xong chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng.

    Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Còn với những người da trắng, các vết rạn da thường có màu hồng nhạt nhưng những người da ngăm đen thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.

    Dấu hiệu để nhận biết rạn da khi mang thai

    Thường thì những vết rạn này thường có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên bạn rất dễ dàng nhận biết. Các vết rạn nứt ấy không khiến chúng ta cảm thấy đau, nhưng do sự căng và duỗi ra của sa nên có thể gây cảm giác ngứa và châm chích.

    Đặc biệt, nếu mẹ bầu thuộc trong các trường hợp sau thì có nguy cơ bị rạn da cao hơn những người khác:

    Tính di truyền: nếu mẹ hoặc chị gái đã từng bị rạn da thì khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng rạn da rất cao.
    Tuổi đời mang thai quá cao hoặc quá thấp: Mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35, vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần nên dễ xuất hiện các vết rạn khi bị kéo giãn.

    Tăng cân quá nhanh: Khi trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh thì da không kịp thích nghi, việc kéo giãn quá mức sẽ dẫn đến đứt gãy, rạn nứt.

    Đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Trong độ tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể cũng thay đổi bất thường, khi đó nếu trên cơ thể mẹ xuất hiện các vết rạn thì khả năng cao là khi mang thai “lịch sử sẽ lặp lại”.

    Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì: Làn da của những mẹ này thường mỏng manh nên dễ bị rạn hơn.

    Thai to: Cân nặng thai nhi càng lớn, làn da vùng bụng bầu càng bị kéo giãn.

    Da thiếu dưỡng chất: Nếu mẹ không chăm sóc da thường xuyên thì làn da nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.

    Lười tập luyện: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy những mẹ bầu tập thể dục thường xuyên trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ rạn da thấp hơn hẳn những người khác.

    Biết nguyên nhân của rạn da sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về các cách để ngăn ngừa rạn da tối đa khi mang thai dưới đây.

    Bổ sung thêm kiến thức cho chị em sau khi sinh em bé: Những lưu ý để duy trì lượng sữa và bảo quản sữa của mẹ khi đi làm

    Cách ngăn ngừa rạn da thai kỳ

    Bổ sung kẽm cho da: Thiếu kẽm da rất dễ bị rạn. Vì vậy mẹ bầu hãy bổ sung kẽm cho cơ thể. Mẹ có thể uống viên bổ sung kẽm nếu cần thiết. Tuy nhiên, mẹ nên uống theo đơn kê của bác sĩ.

    Dùng dầu dừa: Dầu dừa có rất nhiều công dụng hữu ích trong ngăn ngừa rạn da, là công dụng tuyệt vời đối với bà bầu, không chỉ có vậy dầu dừa còn rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong dầu dừa có đầy đủ các axit béo bão hòa, bao gồm chủ yếu là axit béo chuỗi trung bình. Các loại axit béo này không dễ bị oxy hóa, vì vậy sẽ không gây tổn hại đến tế bào gốc của da.

    Các mẹ đang mang bầu nên dùng dầu dừa khi mang thai tháng thứ 4-5 và dùng hàng ngày mỗi buổi tối sau khi tắm để bôi lên da bụng. Với chị em đang cho con bú, có thể dùng dầu dừa bôi đầu ti để tránh bị nứt ti. Uống một thìa dầu dừa nhỏ mỗi sáng còn rất tốt cho sữa và làm nhiều sữa hơn. Phụ nữ mang thai chẳng may bị rạn da vẫn có thể dùng dầu dừa để hạn chế vết rạn và làm mờ dần vết rạn da. Mẹ có thể bôi trực tiếp dầu dừa lên vùng da cần bảo vệ. Tốt nhất là dùng ngay sau khi tắm để giữ độ ẩm và để dầu dừa hấp thụ vào da một cách dễ dàng.

    Dùng các loại tinh dầu: Các loại dầu có lợi bao gồm: dầu ô liu, dầu Vitamin E, tinh dầu và dầu thầu dầu. Dầu Vitamin E có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da và do đó ngăn ngừa vết rạn da. Hầu hết các loại dầu này có lợi vì tính chất chống oxy hóa của chúng giúp cải thiện tế bào gốc của da.

    Dầu oliu là loại dầu được nhiều mẹ bầu sử dụng nhất để chống rạn da khi mang thai. Mẹ có thể mua dầu oliu ở các siêu thị với giá thành không quá đắt. Để phòng chống hoặc trị rạn da, các mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ dầu bôi lên vùng ra cần điều trị, chà xát bằng đầu ngón tay theo chuyển động vòng tròn. Trong dầu oliu có vitamin E là chất giúp phòng chống lão hóa, phục hồi hư tổn trên da. Cũng có thể sử dụng mặt nạ oliu và cà phê đắp lên vùng da rạn 1 tuần 1 lần. Cách này vừa giúp tẩy da chết vừa mang lại làn da căng mịn. Nếu mát xa bằng dầu oliu hàng ngày kết hợp với sử dụng mặt nạ tự nhiên, sau 1 tháng các mẹ sẽ thấy kết quả rất tốt.

    Cách ngăn ngừa rạn da thai kỳ

    Serum chống rạn da: Loại serum này chiết xuất từ nhiều loại trái cây sạch. Bôi serum chống rạn da sẽ giúp mẹ bầu không còn lo ngại với những vết rạn khiến mẹ mất tự tin nữa. Serum này rất tốt vì trong đó chứa dầu hạnh nhân, dầu vitamin E và một số loại tinh dầu quan trọng.

    Bên cạnh áp dụng những mẹo trên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể đắp mặt nạ lòng trắng trứng lên vùng da bụng để bảo vệ da khỏi những vết rạn. Khoai tây cũng là một loại thực phẩm chống rạn da hiệu quả. Trong khoai tây có rất nhiều vitamin C giúp làm trắng và phục hồi vùng da hỏng hóc. Mỗi ngày chỉ cần luộc một củ khoai và trộn nhiễm với 1 thìa chanh tươi, sau đó các mẹ đắp lên vùng da rạn trong 15 phút và rửa lại với nước ấm. Hoặc mẹ có thể ùng sữa bò tươi massage vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cũng có hiệu quả chống rạn da nhanh chóng không kém.

    Còn nếu bạn đang nghĩ rằng, bạn biết đến bài viết này quá muộn, khi mà cơ thể đã xuất hiện những vết rạn da đáng ghét, thì không cần phải quá lo lắng thế đâu. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn những bí kíp đơn giản để chữa các vết rạn da hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

    Mời chị em tham khảo: Cách chọn mỹ phẩm chăm sóc da cho bà bầu chuẩn nhất

    Các phương pháp chữa rạn da trong thai kỳ

    Phương pháp chữa rạn da sau sinh bằng cà phê: Trong cà phê có chứa hàm lượng lớn chất caffeine có công dụng kích thích lưu thông mạch máu, giúp làn da căng mịn và săn chắc. Ngoài ra, caffeine còn hạn chế sự xuất hiện Cellulite từ đó có thể cải thiện làn da bị tổn thương. (Có thể hiểu Cellulite như vùng mỡ tích tụ dưới da bị bao bọc bởi độc tố toxin, tạo nên dáng vẻ sần sùi như vỏ cam và là nguyên nhân chính gây lão hóa da.)
    Bên cạnh đó, cà phê còn chứa các chất chống ôxy hóa có thể tẩy sạch tế bào chết và bụi bẩn, khiến da trắng sáng tự nhiên hơn.

    Cách thực hiện:

    Bước 1: Các mẹ pha một ít nước ấm vào bã cà phê để tạo thành hỗn hợp sệt vừa đủ.

    Bước 2: Bước này các mẹ trộn bã cà phê ở trên với gel lô hội để tạo thành hỗn hợp có độ mềm dẻo và dính để khi bôi lên da không bị trôi đi. Việc kết hợp cùng lô hội sẽ giúp tăng cường dưỡng ẩm và độ đàn hồi cho da nhờ vào hàm lượng vitamin C và E có trong lô hội.

    Bước 3: Các mẹ cần chú ý làm sạch da trước khi bôi hỗn hợp lên người. Sau đó, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng những vùng da bị rạn trong khoảng 20 phút.

    Bước 4: Sau khoảng thời gian quy định, các mẹ dùng miếng vải mềm, ướt để loại bỏ sạch hỗn hợp này trên da.
    Với cách trị rạn da bằng cà phê, các mẹ có thể thực hiện được hàng ngày và chỉ sau khoảng 2-3 tuần, những vết rạn da sẽ dần mờ đi và mất hẳn.

    Các phương pháp chữa rạn da trong thai kỳ

    Điều trị rạn da khi mang thai bằng dầu mè: Dầu mè hay còn gọi dầu vừng là một thực phẩm khá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Dầu mè không chỉ được biết đến với nhiều lợi ích về mặt sức khỏe mà còn là một phương thức làm đẹp của mọi phụ nữ.

    Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới, trong dầu mè chứa lượng lớn axit béo, đặc biệt là Vitamin E. Do đó, dầu mè mang lại công dụng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng lão hóa rất tốt.
    Hơn nữa, bà bầu sử dụng dầu mè thường xuyên còn giúp làn da tăng cường độ đàn hồi, phòng ngừa hiện tượng rạn da và cải thiện sắc tố, làm mờ vết thâm sẹo trên bề mặt da.

    Chính vì thế, dầu mè chữa rạn da khi mang thai vừa an toàn vừa dễ tìm dễ mua của đại đa số những bà bầu.

    Cách thực hiện: Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ bằng nước nước ấm, các mẹ lấy một ít dầu mè vừa đủ ra lòng bàn tay, chà xát 2 tay với nhau để làm nóng. Tiếp đến, các mẹ nhẹ nhàng thoa đều lên những vùng da dễ bị rạn như mông, bụng, ngực, đùi,…

    Sau đó, nằm yên thư giãn trong khoảng 15 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào trong da. Cuối cùng, các mẹ dùng một khăn bông mềm thấm ít nước ấm lau lại cơ thể.

    Kiên trì thực hiện mỗi buổi tối trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh, các mẹ sẽ thấy làn da mình được thay đổi rõ rệt. Hiện tượng rạn da được hạn chế tối đa, các vết rạn cũ cũng được làm mờ đi trông thấy.

    Có thể thấy rạn da khi mang thai là tình trạng rất dễ gặp của bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên hiểu rõ về bản chất của tình trạng rạn da thai kỳ, có cách phòng ngừa và nắm được cách chữa hiệu quả thì rạn da khi mang thai sẽ không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu nữa.

    Tác giả Phù Thủy
    Xin chào mọi người, mình là Phù Thủy, mình có đam mê với đồ ăn và đi du lịch khám phá khắp nơi. Sở thích của mình viết bài về nội thất và gia đình. Hiện tại mình đang chịu trách nhiệm viết bài cho trang nội thất Hòa Phát, các bài viết đều được mình tổng hợp biên tập lại từ những nguồn uy tín về nội thất. Mình đang viết 1 series bài về vách văn phòng tại noithathoaphat.pro, các bạn ủng hộ mình nhé.

    4.5/5 - (2 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.