Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh?

    0

    Cập nhật vào 07/12

    Bệnh trầm cảm sau sinh thực chất không phải là hiếm gặp, nó sẽ trở nên nguy hiểm cho bản thân người mẹ và đứa con nếu không biết cách phòng tránh kịp thời.

    Bệnh trầm cảm trầm sau sinh là căn bệnh còn phổ biến hơn cả bệnh trầm cảm ở phụ nữ bình thường. Vì vậy các bà bầu nên có những cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh nhé.

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh? 1

    1. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

    Theo các chuyên gia, sau sinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết như: estrogen, progestrogen và hoóc môn tuyến giáp suy giảm,… dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. Bên cạnh đó, thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa lúc này cũng biến đổi, dẫn đến những bất ổn về cảm xúc.

    Nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé dẫn đến mất hết niềm vui trong cuộc sống. Tình trạng càng trở lên trầm trọng nếu thời điểm ấy gia đình lại có mâu thuẫn hay có khó khăn về mặt tài chính.

    Trầm cảm sau sinh có thể di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì sau khi sinh thì con gái của người ấy hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này.

    Việc phải xa chồng một thời gian dài do hoàn cảnh gia đình hay chồng đi công tác xa, bị gia đình nhà chồng hắt hủi vì không sinh được con trai cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

    Sau sinh người phụ nữ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do không được ăn uống đầy đủ hay do việc kiêng cữ. Nhiều chuyên gia dĩnh dưỡng khuyên rằng: Để có nhiều sữa cho con bú, người mẹ không nên kiêng khem quá nhiều thứ mà hãy ăn những thức ăn mà mình muốn ăn.

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh? 2

    Những lo lắng về tiền bạc và tương lai của con của những người mẹ đơn thân, những người mẹ có chồng bỏ rơi phải sinh con một mình. Lo âu quá mức sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân người mẹ và con của họ. Tuy nhiên những nỗi lo này không phải là vô cớ, tốt nhất hãy suy nghĩ cho đứa con của mình và luôn nhìn về phía trước để tìm thấy động lực tiếp tục sống.

    Triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm sau sinh là người phụ nữ bị suy nhược cơ thể. Kèm theo đó, nhiều người sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, hốt hoảng, mất tập trung, mệt mỏi, buồn chán, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Căng thẳng thường xuyên khiến họ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ trường kỳ.

    1. Cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh

    Tiến sĩ Sarah Allen, chuyên gia tâm lý trị liệu đứng đầu Hiệp hội trầm cảm sau sinh Illinois (Mỹ) cảnh báo, bệnh nhân trầm cảm sau sinh ở dạng nặng cần được chữa trị kịp thời bằng thuốc đặc trị kết hợp vật lý trị liệu. “Chìa khóa chống bệnh trầm cảm sau sinh thành công là phải biết khi nào người phụ nữ cần được giúp đỡ”, bà Allen nhấn mạnh.

    – Để phòng chống trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang thai, cả vợ và chồng cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, người phụ nữ cũng cần học cách thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi trước và sau sinh. Khi thấy quá sức, họ cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, tránh tình trạng kiệt sức vì gồng mình.

    – Về phía gia đình, không chỉ chồng mà những người thân xung quanh cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé.

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh? 3

    – Cần tạo điều kiện để các bà mẹ có thể tham gia lao động, làm những việc vừa sức để tinh thần được thư thái. Phụ nữ cũng cần cho con bú mẹ sau sinh vì việc đó sẽ làm tăng sợi dây liên kết giữa mẹ và con, khiến người mẹ cảm thấy yêu con, yêu cuộc sống hơn.

    – Khi phát hiện người mẹ sau sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, gia đình cần cân nhắc việc đưa họ tới khám bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị càng sớm sẽ càng đạt được hiệu quả cao hơn.

    Xem thêm:

    5/5 - (1 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.