Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Mẹ bầu đừng chủ quan khi bị đau đầu ở 3 tháng giữa thai kỳ

    0

    Cập nhật vào 26/03

    Không chỉ có nguy cơ bị chứng đau đầu ở 3 tháng đầu thai kỳ mà nhiều chị em khi mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ cũng rất lo lắng về triệu chứng đau đầu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Và đâu là nguyên nhân gây ra triệu chứng này? Giải pháp điều trị an toàn cho mẹ bầu là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

    1. Nguyên nhân gây đau đầu khi phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

    Do trong khi mang thai ở 3 tháng giữa, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi nên nguyên nhân đau đầu xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

    Khi mang thai tháng thứ 4:

    Bước vào tháng thứ 4 mang thai, kích thước bụng bắt đầu to lên trông thấy. Lúc này bạn vẫn còn cảm thấy có triệu chứng mệt mỏi nhưng triệu chứng buồn nôn, ốm nghén cũng sẽ tan biến mất. Cơ thể mẹ bầu lúc này cần bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để hạn chế những cơn đau đầu tiếp tục hành hạ.

    Khi mang thai tháng thứ 5:

    Đây là lúc bạn sẽ cảm thấy mọi cử động của bé trong bạn. Trọng lượng cũng tăng lên, đặc biệt vào cuối tháng thứ 5 có thể tăng thêm khoảng 7 kg. Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ bầu sẽ cảm thấy khó ngủ bởi những khó khăn do kích thước bụng to lên và nặng hơn. Thêm vào đó, mẹ bầu còn phải trải qua những cơn ợ nóng khó chịu đầu tiên. Đây là triệu chứng khó chịu nhất trong thời kỳ mang thai. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu của mẹ bầu ở tháng thứ 5 thai kỳ.

    Khi mang thai tháng thứ 6:

    Những cơn đau lưng nhức buốt bắt đầu ghé thăm do trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh khiến cột sống và các vùng cơ liên quan khác phải tăng cường nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Thêm vào đó, do áp lực của tử cung đè lên vùng trực tràng khiến các tĩnh mạch tại đây ngày càng bị sưng phồng, tạo thành các búi trĩ. Do không được sử dụng thuốc điều trị nên mẹ bầu còn gặp phải những rắc rối từ bệnh trĩ gây ra như: đau rát vùng hậu môn, táo bón, đại tiện ra máu,… bị mất máu, cơ thể suy nhược là những nguyên nhân gây ra đau đầu.

    Ngoài ra, còn có các nguyên nhân gây đau đầu khác như:

    Do thay đổi thời tiết

    Mẹ bầu thường rất nhyaj cảm với những thay đổi từ thời tiết. Do cơ thể mẹ bầu không kịp thích nghi với những thay đổi đó nên dẫn đến việc đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa.

    Tăng cân, stress tâm lý cũng là một nguyên nhân làm bà bầu bị đau đầu

    So với 3 tháng đầu thai kỳ, giai đoạn này mẹ bầu tăng cân nhiều hơn và cảm thấy cơ thể rất nặng nề. Mẹ bầu khá khó khăn trong việc di chuyển đi lại, mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời tâm lý mang thai khiến chị em mang bầu dễ nổi nóng, mệt mỏi và dễ bị đau đầu hơn. Khi nằm ngửa khiến bụng mẹ bầu chèn vào các mạch máu khiến nhịp tim, huyết áp giảm và gây ra triệu chứng đau đầu.

    Thiếu máu làm oxy lên não kém

    Tình trạng thiếu máu thường do tình trạng thiếu sắt gây ra. Đồng thời khi bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm và sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau đầu và bị choáng váng.

    Tuy các hiện tượng đau đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ đều vô hại nhưng mẹ bầu cần cẩn thận một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng khi xuất hiện những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, ở 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ, đau đầu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai – một hội chứng thai kỳ nghiêm trọng bao gồm huyết áp cao, protein trong nước tiểu, và một số thay đổi khác.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không

    2. Lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

    Để triệu chứng đau đầu không ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khoẻ của mẹ và thai nhi thì các phương pháp dưới đây sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, và cảm thấy thư giãn thoải mái:

    Lời khuyên từ bác sĩ dành cho mẹ bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa

    Chế độ ăn uống lành mạnh

    Thay vì ăn ít bữa, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ bởi vì khi mẹ bầu bị đói là lúc đường huyết trong máu bị sụt giảm dẫn đến những cơn đau nhức đầu xuất hiện. Thực phẩm giàu sắt có lợi cho sức khoẻ của mẹ bầu như: bông cải xanh, rau chân vịt, mía… Những thực phẩm này rất tốt cho máu, giúp việc lưu thông máu lên não dễ dàng hơn.

    Ngoài ra, theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ bầu nên tăng cường uống đủ từ 2 lít nuớc mỗi ngày, hạn chế tình trạng thiếu nước, hỗ trợ tốt cho hệ tuần hoàn nhằm giảm các cơn đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa.

    Tránh căng thẳng, mệt mỏi

    Để kiểm soát những áp lực trong cuộc sống, mẹ bầu nên phân bổ công việc hợp lý, dành thời gian quan tâm tới bản thân và gia đình, tránh đến những nơi đông đúc, ồn áo ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    Tập thể dục thường xuyên

    Những bài tập thể dục nhẹ, thực hiện thường xuyên sẽ giúp làm giảm các tần suất và mức độ đau đầu. Một vài gợi ý các bài tập thể dục phù hợp với mẹ bầu như: yoga, thiền, đi bộ … giúp mẹ bầu thư giãn và rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

    Massage trị đau đầu

    Nếu mẹ bầu luôn trong tình trạng đau đầu và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn thì biện pháp massage đầu từ từ chuyên viên có chuyên môn sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt.

    Chườm nóng hoặc lạnh

    Nếu nguyên nhân gây đau đầu từ bệnh viêm xong thì mẹ bầu nên đặt một túi chườm ấm tại vùng quanh mắt và mũi. Còn nếu đau đầu do căng thẳng, stress gây ra thì mẹ bầu nên chườm lạnh ở vùng cổ sẽ rất tốt để điều trị đau đầu.

    Nghỉ ngơi đầy đủ

    Khi bị đau nửa đầu, mẹ bầu nên ngủ đúng giấc tránh ngủ quá nhiều hoặc thức khua. Một không gian yên tĩnh, ít ánh sáng là nơi thích hợp để cho mẹ bầu có giấc ngủ ngon. Nếu công việc nhà quá nhiều thì chị em cũng nên chủ động nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc người thân trong gia đình

    Trên đây là những gợi ý giúp chị em mang thai bị đau đầu có thể cải thiện được tình trạng hiện tại. Nhưng nếu như mẹ bầu vẫn còn thấy những cơn đau đầu thường xuyên diễn ra thì lời khuyên cho các chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, đưa ra nguyên nhân chính xác để điều trị nhé!

    Bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ Hello Doctor!

    5/5 - (2 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.