Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

    0972434351tvnseos@gmail.comZalo

    Bà bầu có ăn được quả dâu tằm không?

    0

    Cập nhật vào 07/01

    Dâu tằm là loại quả tuy nhỏ nhưng có giá trị dinh dưỡng lớn và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi: Bà bầu ăn dâu tằm có được không?

    1. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tằm

    Chỉ trong một quả dâu tằm rất nhỏ nhưng ẩn chứa lượng giá trị vô cùng lớn lao. Đặc biệt hơn dâu tằm có tính hàn, không chứa độc tố gây hại cho cơ thể. Chính điều này khiến dâu tằm được nhiều người chọn sử dụng.

    Cây dâu tằm
    Cây dâu tằm

    Thành phần các chất dinh dưỡng có trong dâu tằm rất dồi dào. Trong 140 gram dâu tằm tươi chỉ có 60 calo, 0.4% chất béo và lượng nước đạt tới 88% cùng 1.7% chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, giá trị bổ dưỡng trong trái dâu tằm tươi còn thể hiện ở 9.4% card, 1.4% protein.

    Các carbohydrate trong dâu tằm tươi tồn tại chủ yếu ở dạng đường đơn có chứa tinh bột và chất xơ. Dâu tằm là loại quả cung cấp nguồn chất xơ phong phú tốt cho tiêu hóa và giảm mức cholesterol trong cơ thể. Các chất xơ có thể ở hòa tan ở dạng pectin với 25% và không hòa tan theo dạng lignin với 75%.

    Quả dâu tằm tuy nhỏ nhưng rất giàu dinh dưỡng
    Quả dâu tằm tuy nhỏ nhưng rất giàu dinh dưỡng

    Ở dạng khô, dâu tằm vẫn có lượng thành phần dinh dưỡng lớn với 12% protein, 70% carb, chỉ 3% chất béo và có tới 14% chất xơ. Lượng protein trong dâu tằm khô khá cao so với những loại quả mọng khác.

    Loại quả này còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin như C, E, K và các khoáng chất tuyệt vời cùng nguồn sắt dồi dào. Ngoài ra, trong dâu tằm còn có những hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe với thành phần tạo màu tự nhiên. Đó là rutin, axit chlorogenic, cyanidin, anthocyanin và myricetin.

    2. Bà bầu có ăn được dâu tằm không?

    Câu trả lời là có.

    Với những thành phần dinh dưỡng trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn dâu tằm trong thai kỳ của mình. Lượng axit và vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch của mẹ và tốt cho sự phát triển của bé.

    Không chỉ có quả dâu tằm chứa nhiều dưỡng chất tốt mà cả lá dâu cũng vậy và chúng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho các mẹ mang thai và bé yêu trong bụng.

    Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì có một số mẹ bị dị ứng với dâu tằm. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung loại quả này nhé.

    Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh dị ứng khi ăn dâu tằm
    Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh dị ứng khi ăn dâu tằm

    3. Mẹ bầu ăn dâu tằm có tốt không?

    Quả dâu tằm rất tốt cho cả mẹ và bé. Ăn loại quả này, mẹ sẽ có được những lợi ích sau đây:

    Trị táo bón trong thai kỳ

    Đối với mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng táo bón, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn có thể chọn sử dụng dâu tằm trị báo bón bằng cách uống nước dâu tằm ngâm đường 1 chén nhỏ vào trước bữa ăn.

    Ngoài ra bạn còn có thể chọn lấy lá dâu tằm rửa sạch sắc lấy nước uống. Cách thực hiện này sẽ giúp bạn thu được tác dụng thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng táo bón của thai kỳ.

    Phòng tránh thiếu máu

    Thiếu máu ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Hàm lượng sắt trong dâu tằm rất lớn nên có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh thiếu máu cùng các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, chóng mặt.

    An thai

    Dây tằm chứa hàm lượng lớn vitamin C. Nó có tác dụng đặc biệt đối với hệ miễn dịch của cơ thể bà bầu. Chính điều này đã chứng minh rằng dâu tằm có tác dụng an thai vô cùng tốt. Nó thích hợp để cải thiện tốt sức khỏe, đảm bảo tốt cho thai kỳ khỏe mạnh nhất.

    4. Mẹ bầu nên ăn dâu tằm bao nhiêu là đủ?

    Nếu mẹ ăn dâu tằm hàng ngày thì chỉ nên ăn không quá 10 quả/ngày vì quả này có vị chua, ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

    Một trong những cách được nhiều mẹ áp dụng là uống nước dâu tằm. Loại nước này tiện lợi, dễ uống, dễ làm.

    Cách làm nước dâu tằm vừa ngon vừa bổ

    Chuẩn bị:

    • 2kg dâu tằm chín
    • 1kg đường

    Các bước thực hiện nước dâu tằm:

    Bước 1: Dâu tằm rửa sạch, lưu ý rửa nhẹ để cho quả dâu không bị dập, sao cho hết bẩn là được. Nên mang găng tay để rửa tránh cho màu tím của dâu dính vào tay. Sau khi rửa khoảng chừng lần 3 nước thì bạn vớt dâu ra. Để một lúc cho ráo hết nước.

    Bước 2: Bạn lấy một nồi nước lớn và đun sôi, cho vào một ít muối. Sau khi nước đã sôi thì tắt bếp và để một lúc cho nước nguội dần, rồi thì cho dâu tằm vào để khoảng 3 phút thì vớt dâu ra để cho ráo nước.

    Bước 3: Bạn dùng một cái hộp, tiếp đó bạn xếp từng lớp dâu vào, ứng với từng lớp dâu bạn rải từng lớp đường lên , cứ lặp lại như vậy cho đến khi hoàn thành. Đậy nắp hộp lại.

    Ly nước dâu tằm bổ dưỡng cho bà bầu
    Ly nước dâu tằm bổ dưỡng cho bà bầu

    Những điều cần lưu ý:

    Vì trong dâu tằm có tính hàn nên người có dấu hiệu bị hạ đường huyết, lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày… không nên ăn.

    Bên cạnh đó, trong dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm… Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

    Dâu tằm là thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu hãy ghi nhớ và bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để sức khỏe của hai mẹ con luôn ổn định nhé.

    Xem thêm:

    5/5 - (2 bình chọn)
    Share.

    Comments are closed.